Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Love, Simon': Tại sao chỉ có gay hay les mới được 'come out'?

Câu hỏi đó như một nhát cắt vào giữa tim đen của không ít người. Chẳng phải bao lâu nay cũng ta vẫn ra ngoài với chiếc mặt nạ thiên biến vạn hóa hay sao?

Love, Simon một phim về đề tài LGBT xoay quanh một chàng trai trẻ gặp rắc rối khi cố gắng sống thực với con người mình mà không dám thoát khỏi vỏ bọc hoàn hảo mình đang có. Dù được quay với những thước phim không thể nào đẹp hơn và những phân cảnh đầy cảm xúc, giá trị thực của phim có lẽ không nằm ở câu chuyện về LGBT hay về Simon mà nằm ở một câu thoại của phim:

“Tại sao chỉ những người gay mới được bộc lộ?”

Từ “bộc lộ” ở đây là việc những bạn thuộc giới tính thứ 3 chia sẻ về bí mật của mình, bí mật về việc họ không “giống những người khác”. Nhưng đó mới là vấn đề, trong phim khi đang bối rối về tình trạng mối quan hệ của mình, Simon đã nghĩ đến việc bộc lộ với mọi người về giới tính thật của mình nhưng đồng thời cậu cũng nghĩ rằng tại sao chỉ những người gay mới được quyền bộ lộ về bản thân mình? Chẳng phải những người khác cũng có bí mật của riêng mình sao?

Câu hỏi đó như một nhát cắt vào giữa tim đen của không ít người. Chẳng phải bao lâu nay cũng ta vẫn ra ngoài với chiếc mặt nạ thiên biến vạn hóa hay sao? Chẳng phải bao lâu nay chúng ta vẫn cố gắng giữ mình để thể hiện mặt tốt nhất của bản thân hay sao? Chẳng phải ai cũng muốn giữ lại những điều đẹp nhất và không dám thể hiện con người thật của mình sao?

Chúng ta, những con người phương Đông, sinh ra và lớn lên với sự giáo dục “tiên học lễ hậu học văn”, được gia đình dạy cho là “tốt thì khoe xấu thì che”. Và chúng ta lớn lên với lối suy nghĩ tế nhị của những người phương Đông. Thực chất mọi điều này chả có gì là sai và chúng ta không phải là những người duy nhất. Xã hội ngày càng phát triển con người càng phải tế nhị và càng co lại. Bên cạnh đó là sự phát triển của mạng xã hội, nơi chúng ta được quyền thể hiện mình là phiên bản đẹp nhất của chính mình, chúng ta chả có lý do gì để thể hiện con người thật cả.

Nếu bạn cần mặt đẹp, chỉ cần photoshop, nếu bạn cần có người hâm mộ, chỉ cần lập một tài khoản gì đó thu hút và dựng nó thật cẩn thận là được. Mọi cái xấu ta đều có thể che đi và giấu nó mãi mãi. Nhưng cái gì là xấu?

Xấu có phải là cái khiến người khác khó chịu không? Xấu có phải là điều khiến ai cũng ghét không? Hay xấu chỉ đơn giản là vì ta coi nó là xấu?

Công nghệ phát triển, những xu hướng thời trang và phong trào mới liên tục thay đổi. Ngày hôm nay việc nhảy shuffle còn đang thịnh hành ngày mai nó thành lỗi thời và cái “nae nae” trở thành mốt mới. Và kể cả thế nó cũng không tồn tại lâu. Giới trẻ liên tục phải đuổi theo và đến khi tìm ra được cái hợp với bản thân, chúng ta thường dừng lại ở một phong cách chứ không theo đuổi nữa. Nhưng cũng vì thế mà nó trở thành “xấu”.

Tất cả chúng ta đều khác biệt. Thế giới có hơn 7 tỉ người và đó là 7 tỉ sự khác biệt. Nhưng khi xu hướng, phong trào và mốt liên tục thay đổi, tiêu chuẩn của xã hội cũng thay đổi và liên tục bị đẩy cao. Khi tất cả đều muốn da trắng nuột nà cười duyên và răng khểnh thì những bạn răng hô hoặc da ngăm bị gọi là xấu. Khi tất cả đều muốn học giỏi cá tính năng động thì những bạn học bình thường, trầm tính và nhẹ nhàng lại bị gọi là lập dị.

Và mọi thứ không dừng lại ở vẻ ngoài và cách thể hiện, nó còn đến với chính những chuẩn mực cơ bản trong xã hội. Ví dụ như khi đi xin việc, chả ai quan tâm rằng bạn tốt tính thế nào và trung thực ra sao, họ tập trung chủ yếu vẫn nhìn vào hồ sơ xin việc và những tấm bằng có được. Bằng và điểm thì mua được còn hồ sơ có thể được vẽ ra cho đẹp. Trong khi đó nhưng giá trị thật của con người thì lại bị bỏ qua, những giá trị mang tính cốt lõi để một cá thể có thể đóng góp được cho tập thể.

Chúng ta có thể đánh giá được một con người dựa trên những gì được nêu lên không? “Một anh chàng lái xe SH mẹ mua so với một anh chàng đi WAVE tự kiếm”, sự so sánh đầy châm biếm được đưa lên mạng xã hội đã làm lộ bản chất của vấn đề này khi trong mục bình luận chúng ta có hàng trăm ý kiến trái chiều. Đi xe SH mẹ mua nhưng được ăn học tử tế còn hơn đi WAVE tự mua mà đầu gấu…đi xe SH mẹ mua mà có cơ đồ phát triển còn hơn đi WAVE tự kiếm mà thất nghiệp hoặc làm nghề không ổn định…

Và thế là những thứ “tiêu chuẩn xã hội” này liên tục đè nén con người thật của chúng ta. Từ đây nó sinh ra những chuyện như phải mượn xe của bạn để đi tán gái hoặc mượn áo của bạn để đi gặp gỡ bạn bè, giấu bố mẹ để không hổ thẹn với bạn bè về vẻ ngoài của họ, giấu mối quan hệ tình cảm của bản thân để không bị gia đình đánh giá…

Nó có khác gì việc phải giấu đi giới tính thật của mình không? Chúng ta đều khác biệt, mỗi người có một bí mật riêng và một tiêu chuẩn cho bản thân, tại sao chúng ta cần phải phân biệt? Nếu ai cũng khác biệt thì ai cũng đặc biệt và chúng ta nên tôn trọng điều đó. Bạn có thể bị răng hô, bạn vẫn là một người bạn tốt. Bạn có thể có da ngăm nhưng bạn là một người chị tốt. Bạn có thể bấp bênh trong công ăn việc làm nhưng bạn là người con tốt. Bạn có thể ăn mặc lếch thếch nhưng bạn là một người đàn ông của gia đình. Tại sao chúng ta cần phải hổ thẹn vì những điều “xấu” đó? Tại sao chúng ta cần phải giấu đi những điều “xấu” đó?

Họ gay, họ phải giấu đi vì sợ bị đánh giá và mất đi những giá trị hiện đang có trong cuộc sống của mình. Chúng ta “xấu”, chúng ta giấy đi vì sợ bị đánh giá và mất đi những giá trị hiện đang có trong cuộc sống của mình. Nó có khác gì nhau đâu cơ chứ?

Love, Simon đã không chỉ thể hiện rất đúng khó khăn của cộng đồng LGBT mà còn cho chúng ta thấy sự thật của xã hội ngày nay khi dù có gay hay không chúng ta vẫn luôn có những bí mật và mặc cảm riêng và tất cả đều sợ sự thật, sự đánh giá và sợ bộc lộ con người thật của mình. Nhưng phim cũng cho chúng ta một bài học thật đẹp đó là chỉ khi bộc lộ con người thật, chúng ta mới thực sự được hạnh phúc.

Tin mình đi, ai cũng “xấu” cả, chả ai là hoàn hảo đâu. Tại sao bạn phải giấu đi cái “xấu” của bạn trọng khi có thể mình còn “xấu” hơn bạn cả trăm cả vạn lần? Hãy cho những người xung quanh có cơ hội để được bộc lộ, hãy cho những người “lập dị” có cơ hội để được đặc biệt và hãy cho bản thân cơ hội để được làm chính mình.

Chúng ta đều xấu, vì thế hãy cùng xấu với nhau!

Trailer phim Love, Simon.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Samurice

Được quan tâm

Tin mới nhất