Phim Ảnh

Lời thỉnh cầu quái vật - Phim hay, kỹ xảo đẹp nhưng cũng đang bị bỏ rơi như Kubo

Duy Vũ
Chia sẻ

Không thuộc vào hạng kỹ xảo hoành tráng và ấn tượng như các phim bom tấn khác về đề tài giả tưởng, A Monster Calls – Lời thỉnh cầu quái vật như một mảng màu khác biệt, một sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính và đồ họa để nhấn mạnh vào cảm xúc đặc tả nhân vật.

Sau thành công của hai bộ phim The Orphanage - Trại trẻ mồ côiThe Impossible - Thảm họa sóng thần, đạo diễn trẻ người Tây Ban Nha J.A. Bayona đã tiếp tục cho ra mắt tác phẩm mới của mình được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Patrick Ness, A Monster Calls.

Bộ phim là câu chuyện về cậu bé Conor O’Malley (Lewis MacDougall) tưởng tượng ra một quái vật khổng lồ (lồng tiếng bởi Liam Neeson), kẻ đã kể cho cậu những câu chuyện như một cách chống chọi lại nỗi buồn vì căn bệnh của mẹ (Felicity Jones).

Lời thỉnh cầu quái vật Phim hay, kỹ xảo đẹp nhưng cũng đang bị bỏ rơi như Kubo

Đây cũng là bộ phim được ra đời nhờ sự hợp tác sản xuất giữa hai nước Anh và Tây Ban Nha.

Lời thỉnh cầu quái vật Phim hay, kỹ xảo đẹp nhưng cũng đang bị bỏ rơi như Kubo

Những phân đoạn kỹ xảo hoạt hình xuất hiện trong đầu óc của cậu bé Conor O’Malley

Sau khi nhận được sự đầu tư từ một công ty Tây Ban Nha, Telecinco Cinema, Bayona cùng Ness đã bắt đầu gặp mặt để bàn bạc về ý tưởng đưa tác phẩm lên màn ảnh rộng. Để chuyển thể tác phẩm thành phim, Bayona đã bắt tay với nhà sản xuất Belén Atienza - người mà ông đặt cho cái tên mỹ miều My shadow , cùng với nhà làm phim Oscar Faura, biên kịch Bernat Vilaplana và Jaume Marti, nhà phác thảo Eugenio Caballero, nhà giám sát hiệu ứng hình ảnh Félix Bergés, và nhà giám sát hiệu ứng đặc biệt Pau Costa.

Lời thỉnh cầu quái vật Phim hay, kỹ xảo đẹp nhưng cũng đang bị bỏ rơi như Kubo

Hình ảnh quái vật trong phim.

Lấy cảm hứng từ các hình minh họa của Jim Kay, Quái vật được tạo ra bởi sự kết hợp của CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) và kỹ thuật hoạt hình mô phỏng chuyển động thực tế, với kết cấu điểm được kết nối trực tiếp với các bộ phận trên cơ thể robot sử dụng để tạo ra chuyển động thực, phát triển các phiên bản hình ảnh kỹ thuật số của quái vật.

Tôi đã từng đề cập tới cảnh cuối cùng trong bộ phim” Bayona bắt đầu chia sẻ. “Đó là một khoảnh khắc rất thân mật giữa mẹ và con trai của mình, với những hiệu ứng hình ảnh rất phức tạp. Các bản sao có kích thước như thật đã giúp các diễn viên dễ dàng nhập vai. Chúng tôi đã không muốn sử dụng CGI trong cảnh quay này. Mỗi khi Conor chạm vào Quái vật, là một lần cậu như chạm vào điều gì đó thực sự tồn tại.”

Lời thỉnh cầu quái vật Phim hay, kỹ xảo đẹp nhưng cũng đang bị bỏ rơi như Kubo

Quái vật tuy đáng sợ nhưng lại có trái tim ấm áp.

Đoạn video mang tên “Ma thuật của kỹ xảo”.

Những chi tiết trong tạo hình Quái vật cũng là một thách thức lớn đối với đội ngũ làm hiệu ứng. “Quái vật ở đây có tính cách riêng, đồng thời cũng có những biểu cảm riêng, tuy nhiên, nó lại là một cây thủy tùng - hoàn toàn bằng gỗ, đây thực sự là một điều mâu thuẫn.”

Bị bạn bè bắt nạt tại trường học, những cuộc cãi vã với bà ở nhà, cách giải tỏa duy nhất của Conor là nằm vẽ trên chiếc giường của mình, với khung cửa sổ nhìn ra phía nhà thờ cùng khu nghĩa địa, nơi có cây thủy tùng già đứng đó. Hàng đêm, cứ đúng 12:07, quái vật lại ghé thăm Conor, kể cho cậu ba câu chuyện khác nhau thông qua những hình ảnh minh họa ấn tượng.

screen-shot-2016-12-22-at-03-22-37

Conor phải vật lộn với cơn ác mộng tái diễn hàng đêm, ở đó, khu nghĩa địa sụp đổ dần dưới chân cậu khi cậu chạy tới cứu mẹ mình. Nhà sản xuất đã phải phân tách các cảnh quay giữa trường quay tại Barcelona và một địa điểm khác ở Anh. “Engenio đã thiết kế một khuôn viên dài màu xanh bằng cách di chuyển các hệ thống được vận hành bằng thủy lực.” Bergés nói: “Chúng tôi đã phải sử dụng rất nhiều CG (công nghệ đồ họa) để kết nối tất cả với nhau và sử dụng một mô hình thu nhỏ để mô phỏng sự sụp đổ của khu nghĩa địa.”

Bi thương mà đẹp đẽ, với lối kể chuyện chậm rãi và sáng tạo, A Monster Calls là một bộ phim không quá đặc sắc mang tính giải trí hay dễ xem dành cho gia đình, nhưng lại là bộ phim mà ai cũng có thể hiểu bởi thông điệp nó mang lại. Tuy nhiên, hiệu ứng của người xem tại Việt Nam có vẻ khá thờ ơ vì chiến lược quảng bá thầm lặng, khó cạnh tranh với một số bom tấn chiếu rạp hiện nay. Tương tự với trường hợp của Kubo and the Two Strings hồi tháng 8, một bộ phim hoạt hình phải mất 5 năm để thực hiện bằng kỹ thuật stop motion, đã không thể thuyết phục khán giả Việt Nam ra rạp.

kubo-and-the-two-strings-laika-experience-exhibit-sisters-660x440

Clip hậu trường của Kubo and the Two Strings thật sự khiến tất cả những ai xem phải cúi đầu ngưỡng mộ.

Cả A Monster CallsKubo and the Two Strings đều là 2 bộ phim được làm ra để chứng tỏ rằng, bản thân chúng có sức hút là nhờ nội dung chứ không cần hiệu ứng đám đông hay bất cứ lời tâng bốc nào. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, điều này lại gây ra khá nhiều thiệt thòi mà trước nhất là cho bộ phim, và cuối cùng là khán giả.

A Monster Calls có tên tiếng Việt là Lời thỉnh cầu quái vật và hiện đang được chiếu ở một số rạp trên toàn quốc.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Vũ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất