Bạn sẽ cần một chút thời gian để hiểu tại sao, hoặc như thế nào, bộ phim lại làm được điều đó. Tựa đề bộ phim là một trong những minh chứng sống động cho việc này.
Màu nước biển Aegean xanh thẳm đẹp chưa từng thấy, hòn đảo Hy Lạp Kalokairi hấp dẫn hơn bao giờ hết. Cốt truyện gồm các nhân vật từ phần một và khung cảnh quen thuộc nhưng mang lại cảm xúc tinh tế một cách rúng động. Nhạc phim vẫn duy trì những bài hát gây nghiện từ dòng nhạc Europop của thập niên 70-80, đưa các diễn viên múa và người xem cuốn vào những màn vũ đạo vô cùng bài bản và tràn đầy cảm xúc, cứ như thể trúng bùa - Úm Ba La Xì Bùa (ABBA-cadabra)*
Phép màu có thể là lời giải thích hợp lý duy nhất vì sao bộ phim Mamma Mia! là một trong những bộ phim nhạc kịch hành động sống động nhất trong thập kỉ vừa qua, lại được yêu thích nhất. Một vài quyết định quyết đoán ở hậu trường chắc chắn đã giúp tạo nên điều đó, và tất nhiên là cả khi quay phim nữa. Bộ phim ra đời vào năm 2008, được đạo diễn bởi Phyllida Lloyd - một đạo diễn vô cùng cương quyết hay thậm chí là độc đoán, có thể nói là đã mang lại thất vọng tràn trề, nhưng thất vọng ở đây không có nghĩa là sự thất bại. Bộ phim được chuyển thể từ một bài hát được yêu thích từ trên giấy trở thành một bộ phim hái ra tiền.
Dù cho phần này có được đặt trong bối cảnh hệt như phần một, được biên đạo bởi Ol Parker (đạo diễn bộ phim Imagine Me & You), trông có vẻ như bộ phim đang đi chệch hướng, và nguyên nhân không phải vì bài hát Money, Money, Money (một siểu phẩm vô cùng nổi tiếng của ABBA) không xuất hiện trong phim. Nếu có gì thì Mamma Mia! Here We Go Again là một bài học cho việc nếu bạn muốn đạt được thành công về khía cạnh nghệ thuật thì phải đánh đổi độ tuột dốc về mặt thương mại. Tôi không muốn tiết lộ điều gì về hai phút đầu, nhưng…ai biết rằng giết Meryl Streep lại là một ý tưởng tuyệt đến thế?
Donna (Streep), nhân vật góp nên thành công của phần một đã “biến mất” trong phần hai nay. Con gái của bà, Sophie (Amanda Seyfried), đang sống hạnh phúc nhưng người chồng là doanh nhân Sky (Dominic Cooper), nhưng đang chịu áp lực trang hoàng lại khách sạn cũ của mẹ với sự giúp đỡ từ Sam (Pierce Brosnan). Chỉ còn vài ngày là đến ngày tái khánh thành, lượng phóng viên đồ sộ, khách du lịch giàu có và những khuôn mặt thân thiện quen thuộc sắp sửa đặt chân lên Kalokairi, trong số đó có bạn của Donna: Dynamos, Tanya (Christine Baranski) và Rosie (Julie Walters).
Tuy đã trầm tính hơn nhưng Rosie lúc nào cũng không kìm được nước mắt khi có ai đó nhắc đến Donna. Điều này không có nghĩa là Mamma Mia! Here We Go Again! chỉ có màu sắc u ám của tang lễ. Những cảm xúc chân thật về cái chết của Donna xuất hiện ở vài khoảnh khắc lướt qua nhưng được miêu tả vô cùng chính xác, thể hiện qua cái nhìn mất mát, tang thương trên khuôn mặt Sam và trong sự ân hận của Sophie với mẹ cô.
Bộ phim cho thấy sự quả quyết của Sophie. Không phức tạp hoá câu chuyện mà làm nó dễ hiểu và có ý nghĩa hơn, Parker đưa chúng ta trở về mùa hè tuyệt vời năm 1979 khi Donna còn trẻ, đi du lịch Châu Âu và gặp mối tình định mệnh với Colin Firth (Hugh Skinner), Stellan Skarsgard (Josh Dylan) và Pierce Brosnan (Jeremy Irvine). Hành trình đến Hy Lạp và làm mẹ đơn thân là một hành trình quan trọng, được miêu tả qua những chuyến du thuyền thơ mộng, nhạc nền ngẫu hứng, màn trình diễn Waterloo trong một nhà hàng…
Đạo diễn xen kẽ các thước phim về Doona và Sophie. Khi bà đặt chân lên hòn đảo Kalokairi bị huỷ hoại nặng nề cùng lúc và hiện tại khi Sophie đa trang hoàng lại khách sạn. Việc này đã tạo ra hiệu ứng vô cũng tốt: nó gợi nên sự liên kết tình cảm giữa hai mẹ con.
Với trình tự thời gian của câu chuyện liên tục đan xen giữa hiện tại và quá khứ, bộ phim Mamma Mia! Here We Go Again sở dụng nhịp điệu của cây đàn accordion, một cây đàn chỉ dành để chơi những bài hát của ABBA. Phần một Mamma Mia! chỉ xoay quanh những bài hát vàng, rất phù hợp với chất sang chảnh của bộ phim. Trong khi đó, Parker và các cộng tác viên của ông vừa sử dụng những bài hát đốn tim người nghe như Dancing Queen hay Super Trouble họ vừa làm một việc khó nhằn hơn là vực dậy những bài hát không được nổi tiếng lắm của nhóm.Danh sách nhạc phim không mang lại năng lượng tung tăng tung tẩy chiều lòng khán giả như phần một, nhưng phần chìm này lại phù hợp với nỗi buồn man mác của câu chuyện mà phim đang kể.
Có thể thấy ekip đã làm việc rất chuyên nghiệp và tận tâm để có thể đạt được kết quả này. Họ có thể biến một bài hát như One Of Us thành một bản ballad nhuốm màu bi thương của cuộc hôn nhân tan vỡ. Và James, người đã có một cuộc debut ngắn ngủi nhưng khá thành công trong bộ phim live-action của Disney Cinderella (2015), đã tiếp nhận vị trí hát chính với sự nhiệt huyết, dù là khi Donna đang “quẩy” tại lễ tốt nghiệp Oxford với bài hát When I Kissed The Teacher siêu quậy hoặc khi thử giọng cho ban nhạc của quán bar với bài hát Andante, Andante nhẹ nhàng sâu lắng.
Cher thì sao? Giống với khí chất sang chảnh của các diva khác, bà ấy đã để lại dấu ấn đầu tiên bằng cách đến muộn buổi tố tụng và rút khỏi Fernando, dấu mốc không thể chối bỏ trong sự nghiệp âm nhạc của bà. Trong những giây phút như thế này, giọng pop ngọt ngào của Mamma Mia! Here We Go Again trở nên choáng ngợp đến mức khiến bạn quên hết những muộn phiền, những tranh cãi và các lý lẽ - tuy rằng nó không có nghĩa rằng những vấn đề này của bạn sẽ không xuất hiện sau khi phim kết thúc.
Sao họ không kiếm cho Colin Firth một người bạn trai nhỉ? Tại sao Cher lại là mẹ của Meryl Streep? Tôi hiểu rằng Cher, dù không phải là không giống với ABBA, vượt qua thách thức của thời gian, không gian, tuổi tác và vật lý, nhưng đó là một câu chuyện về phần tiếp theo mà ta muốn xem. C thể làm phần ba về điều này được không?
*ABBA-cadabra là cách chơi chữ từ tên nhóm nhạc ABBA (nhóm nhạc mà đã cho ra đời bài hát để dựng nên bộ phim Mamma Mia) và từ “abracadabra” (úm ba la xì bùa).