Phim Ảnh

'Lệnh phi' Ngụy Anh Lạc của 'Diên Hi công lược' trong lịch sử là người như thế nào?

Bảo Duyên
Chia sẻ

Gần đây vai diễn Ngụy Anh Lạc trong bộ phim 'Diên hi công lược' đang làm mưa làm gió hiện nay. Trong lịch sử Ngụy Anh Lạc chính là Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu, hoàng hậu của hoàng đế Càn Long và là mẫu thân của vua Gia Khánh. Cùng tìm hiểu nhân vật này như thế nào nhé.

Gần đây đối thủ một mất một còn của Như Ý truyện Diên hi công lược đã nhanh chân lên sóng trước một bước. Nữ chính trong bộ phim này chính là Ngụy Anh Lạc. Về lịch sử, Ngụy Anh Lạc chính là Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu, hoàng hậu của hoàng đế Càn Long và là mẫu thân của vua Gia Khánh. Thế nhưng ngôi vị Hoàng Hậu chỉ được truy phong sau khi bà mất. Ngụy Anh Lạc vốn xuất thân là một cung nữ, thế nhưng bà đã từng bước trở thành phi tần được vua sủng ái, viết nên một câu chuyện truyền kì về vị hoàng hậu trong thời nhà Thanh.

Hiếu Nghi hoàng hậu, Ngụy Giai thị là con gái của nội quản Ngụy Thanh Thái, xuất thân từ tầng lớp bao y thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Ngụy Giai thị sinh vào tháng 9 âm lịch năm Ung Chính thứ 5. Bà nhỏ hơn vua Càn Long 16 tuổi. Ngụy thị được xem là người có nhan sắc đẹp tuyệt trần, tâm địa hiền lương. Nhưng khi vào hậu cung đã chính thức mở ra màn tranh đấu tại nơi đây.

Năm Càn Long thứ 9 (1745), khi 19 tuổi, Ngụy Giai Thị trở thành quý nhân trong hậu cung của Càn Long, rất nhanh sau đó được tấn phong Tần (thời Càn Long có ba người được phong Tần đó là Thư tần Diệp Hách Na Lạp thị, Di tần Bách thị và Lệnh tần Ngụy Giai thị). “Lệnh” lấy ý trong cuốn Kinh Thi, Đại Nhã có câu: “Như khuê như chương, lệnh văn lệnh vọng” là phong hiệu với mỹ ý: Đẹp như ngọc khuê, như ngọc chương, khiến (lệnh) người đời nghe danh (văn), khiến người đời ngưỡng vọng. Ngụy Giai thị cũng là người mà Càn Long hết mực yêu thương trong suốt ba năm. Sau đó được tấn phong trở thành Lệnh Phi.

Đối với Lệnh phi trong Hoàn châu cách cách đã không còn lại nhân vật quá xa lạ với khán giả. Lệnh phi trong phim là người dịu dàng, rộng lượng, giúp đỡ Tiểu Yến tử, Tử Vi.. và là người chống đối với hoàng hậu.

Kế Hoàng hậu bị thất sủng và giam lỏng ở Vĩnh Hoà cung. Ngày 12 tháng 11 năm Càn Long thứ 24. Ngụy Giai thị từ lệnh Phi được tấn phong thành Quý phi, thay quyền Kế Hoàng hậu Na Lạp thị nhiếp quản lục cung. Sau khi sinh Gia Khánh đế vào ngày 6 tháng 10 năm Càn Long thứ 25. Lệnh quý phi là một trong các phi tần bồi giá, vì vậy, bà hoài thai hoàng thập lục tử trên đường Nam tuần, khi thai được hơn 2 tháng, Lệnh quý phi theo hoàng đế về lại Viên Minh viên.

Ngụy Giai thị dựa vào dung mạo, sự thông minh và nhi tử của mình mà từng bước trở thành người cai trị hậu cung. Thế nhưng năm Càn Long 40, trước khi con trai bà là Gia Khánh Vĩnh Diễm đăng lên ngôi vua thì bà đã qua đời. Có lẽ đã là điều hối tiếc nhất của Ngụy Giai thị.

Vào năm Càn Long thứ 60 (năm 1796), con trai của Ngụy Giai thị đăng lên ngôi vị hoàng đế, vài năm sau Gia Khánh chính thức nắm quyền trong tay. Thời kì trị vì của Gia Khánh đã xuất hiện mâu thuẫn xã hội gay gắt, thù trong giặc ngoài, bạo loạn xã hội làm cho tình hình đất nước càng thêm nghiêm trọng. Và đây có lẽ là điều mà Ngụy Giai thị, Càn Long và Gia Khánh đều không ngờ tới.

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Duyên

Tin mới nhất