Như thể Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood không muốn mình là một dự báo, bổ sung dành cho Oscar, đã nhiều lần, khi công chúng nhìn qua lại giữa các danh sách đề cử và chiến thắng cuối cùng, họ khó mà tìm ra được điểm chung để lựa chọn những tác phẩm xứng đáng nhất.
Thế nhưng dù sao đi chăng nữa, bản thân Quả Cầu Vàng cũng chia ra nhiều hạng mục cho các bộ phim như Chính kịch, Hài/ca nhạc và tương tự với các hạng mục diễn viên, bao gồm cả mảng Điện ảnh và Truyền hình. Trong khi đó Oscar lại xiết chặt nhằm tôn vinh những cá nhân, đóng góp to lớn cho lĩnh vực Điện ảnh. Vậy nên, việc Quả Cầu Vàng nói “Có” và Viện Hàn lâm bảo “Không” đã thường xuyên xảy ra, khiến khán giả cũng tin tưởng quyết định của những chuyên gia Viện Hàn lâm hơn.
Trong khoảng một thập kỷ gần đây, chỉ có ba tác phẩm bao gồm Slumdog Millionaire (2008), Argo (2012) và 12 Years a Slave (2013) là chiến thắng được ở cả hai mặt trận.
1960 - Marilyn Monroe
Là nữ diễn viên xuất hiện trên màn ảnh nhiều nhất thập niên 1950, với các bộ phim thu về tổng cộng 200 triệu đô la Mỹ cho tới thời điểm cô chết năm 1962. Nổi lên như một biểu tượng về sắc đẹp, đời sống cá nhân và tài năng, Quả Cầu Vàng đã tôn vinh diễn xuất của Marilyn Monroe ở bộ phim Some Like It Hot, dù trong cả sự nghiệp, huyền thoại này chưa bao giờ nhận về bất cứ đề cử Oscar nào.
1983 - E.T. the Extra-Terrestrial
E.T. the Extra-Terrestrial, bom tấn có doanh thu cao nhất thế kỷ 20 trước khi bị Jurassic Park vượt qua vào 10 năm sau,từng thắng hạng mục Phim chính kịch hay nhất của Quả Cầu Vàng. Tưởng chừng dễ dàng tiến thắng vào Oscar, E.T. the Extra-Terrestrial đã đánh rơi tượng vàng vào tay Gandhi năm 1983.
1999: Saving Private Ryan
Một trong những khoảnh khắc gây tranh cãi của Oscar, là khi Shakespeare in Love đánh bại Saving Private Ryan trong danh sách Phim hay nhất vào năm 1999, bất chấp việc tác phẩm có Tom Hanks tham gia vai chính đã in dấu tại Quả Cầu Vàng trước đó và Steven Spielberg tuy trở thành đạo diễn xuất sắc của năm nhưng rõ ràng, Saving Private Ryan còn xứng đáng nhiều hơn thế.
1998: Leonardo DiCaprio
Quá dễ dàng để miêu tả lại hành trình thất bại trong việc ghi điểm với các chuyên gia Viện Hàn lâm của Leonardo DiCaprio, bởi đơn giản, anh vẫn chưa hề thắng một giải diễn xuất nào. Thậm chí sau khi nổi đình đám nhờ Titanic - khiến Quả Cầu Vàng tặng cho Leonardo một đề cử an ủi, thì vai diễn Jack Dawson dẫu vô cùng xuất sắc nhưng cũng hoàn toàn đứng ngoài cuộc đua giữa Jack Nicholson, Matt Damon, Robert Duvall, Peter Fonda và Dustin Hoffman. .
2001: Tom Cruise
Tom Cruise đã có tổng cộng ba Quả Cầu Vàng cho các vai diễn giúp anh được đề cử tại Oscar và không lần mang về bức tượng người đàn ông cầm thanh kiếm. Anh ghi dấu lần đầu bằng Born on the Fourth of July (1990) và Jerry Maguire (1997) cho vai chính và Magnolia (2000) cho vai phụ, và đều thua Cuba Gooding Jr., Paul Thomas Anderson và Michael Caine.
2001: Almost Famous
Cameron Crowe là đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim nói về kỷ nguyên rock 'n' roll Almost Famous, thông qua góc nhìn của một nhà báo trẻ năm 1970 đã được vinh danh tại Quả Cầu Vàng, nhưng lại rơi ra khỏi hạng mục Phim hay nhất của Oscar và chỉ thắng hạng mục kịch bản.
2005: Leonardo DiCaprio
Leonardo DiCaprio thắng giải Quả Cầu Vàng đầu tiên với nhân vật Howard Hughes trong The Aviator - bộ phim dẫn đầu 11 đề cử bao gồm cả hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của. Tuy nhiên anh vẫn tiếp tục thua cuộc trước Jamie Foxx tại Oscar năm 2005.
2006: Brokeback Mountain
Không còn nghi ngờ gì nữa, cú trượt Oscar cho Phim hay nhất của Brokeback Mountain được xem là một trong những sự kiện gây tranh cãi tiếp nối sau Saving Private Ryan của Oscar. Ngay cả đạo diễn của phim Crash là Paul Haggis cũng thừa nhận rằng “Brokeback Moutain nên là phim hay nhất như cách mà Quả Cầu Vàng đã tôn vinh nó”.
2011: The Social Network
Câu chuyện xoay quanh người sáng lập ra trang mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg, đại thắng bốn hạng mục chính của Quả Cầu Vàng để rồi bị The King's Speech “dập tơi bời” tại Oscar 2011 bất chấp những đánh giá cao về về mọi mặt: đạo diễn, diễn xuất, dựng phim và đặc biệt là kịch bản.
2015: Boyhood