Thực tập sinh hay còn được nhiều người quen gọi bằng cái tên tiếng Anh - “Internship” - là một khái niệm khá mới mẻ và bắt đầu phổ biến trong một thập kỷ qua. Đó là khi các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp xin vào làm thực tập tại những công ty hàng đầu. Ngoài phần điểm đánh giá cần thiết cho việc ra trường, những kỳ thực tập như thế còn mang đến bao bài học kinh nghiệm quý giá mà chắc chắn nơi trường lớp chưa thể truyền tải hết cho người sinh viên. Cũng chính những lần như thế mà các thực tập sinh sẽ trưởng thành hơn như vừa trải qua một hành trình phiêu lưu ký đáng nhớ.
Trên màn ảnh, những câu chuyện về thực tập sinh chưa nhiều, nhưng nếu có thì đều rất giá trị. Bởi lẽ, nó không chỉ phản ánh chân thật những gì sẽ diễn ra trong suốt kỳ thực tập, mà còn chia sẻ những bí quyết để vượt qua, trở thành kim chỉ nam cho người xem, đặc biệt những ai sắp trải nghiệm.
Hẳn các tín đồ điện ảnh vẫn còn nhớ bộ phim Internship ra mắt vào năm 2013. Nếu thông thường nhắc đến “thực tập sinh”, mọi người dễ dàng liên tưởng khái niệm ở đầu bài viết, là những bạn trẻ đôi mươi sắp ra trường và cần một nơi để thực tập. Thế nhưng trong bộ phim của đạo diễn Shawn Levy, mọi chuyện lại không hề như thế. Billy McMahon (Vince Vaughn thủ vai) và Nick Campbell (Owen Wilson) là hai quý ông trung niên đang có công việc ổn định hơn 10 năm qua. Thế nhưng bất ngờ, công ty của họ phải đóng cửa khiến Bill và Nick từ những chuyên gia bán hàng tài ba phải trở thành kẻ thất nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do trong ngần ấy năm trời, hai anh chỉ giỏi “khua môi múa mép” để bán được hàng chứ không cần đến bất kỳ kỹ năng gì. Chính vì thế, sau bao lần nộp đơn xin việc, họ đều bị trượt từ vòng gửi xe. Ấy thế mà, Bill và Nick lại “cả gan” ứng cử vào vị trí thực tập sinh của công ty Google - nơi được xem như là thiên đường của dân công nghệ.
Là một phim hài, thế nhưng Internship lại ngầm mang đến 6 bài học mà bất kỳ thực tập sinh nào cũng nên biết đến để có thể vượt qua chặng đường thực tập của mình.
Ngay cả khi bạn đang học đại học, những công việc kiếm được ít tiền hay thậm chí không được trả tiền (ví dụ như tình nguyện viên hay dự khán công việc) thì việc thực tập chính là con đường tốt nhất để bắt đầu một sự nghiệp mới. Việc giảm lương ở chỗ làm cũ có khi cũng là động lực khiến bạn quyết tâm hơn để thay đổi. Đừng e ngại bắt đầu lại, và hãy tham gia một khóa thực tập để trải nghiệm và học hỏi những điều mới. Cuộc hành trình với vai trò là thực tập sinh sẽ như một cuộc phiêu lưu, đưa bạn đến những chân trời mới, kiến thức mới, học được vô vàn những điều hay mà đôi lúc bạn đã xem thường hay bỏ qua chúng.
Internship không phải bộ phim về Google, nó là sự đổi mới trong quyết định của Bill và Nick. Trong phim, hai anh chàng buộc phải thay đổi vì công ty cũ đóng cửa, thế nhưng họ không ngần ngại bắt đầu lại - điều mà khá nhiều người xem như một cực hình. Trong thực tế, chuyện bị sa thải và phải tìm một công việc mới, có khi không liên quan đến việc làm cũ, vẫn thường xuyên diễn ra. Điều quan trọng chính là, bạn chấp nhận sự thay đổi ấy, tự trau dồi kỹ năng cho mình để có thể bắt đầu.
Ví dụ như việc chụp ảnh selfie không cần chạm nút bấm hay màn ảnh, chỉ cần vẫy tay hoặc mỉm cười hay nháy mắt, thậm chí là điều khiển bằng giọng nói. Giống như trong Internship, cảnh quay hài hước bậc nhất của phim chính là khi hai nhân vật nam không hề biết sử dụng chiếc webcam. Không bao giờ quá muộn để trải nghiệm công nghệ, nó không chỉ khiến mọi thứ thuận lợi hơn, mà còn khiến cuộc sống của ta trở nên thú vị tươi đẹp hơn.
Đó chắc chắn là ý tưởng tốt nhất, đừng cố gắng trở thành một ai khác, đừng tỏ ra vẻ trưởng thành, học cao hiểu rộng nếu bạn không thực sự như vậy. Những người phỏng vấn bạn luôn có kinh nghiệm nhiều, thế nên việc tỏ vẻ chỉ khiến bạn mất điểm trong mắt họ, thậm chí chẳng có cơ hội để vào những vòng tiếp theo.
Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì điều đó? Vốn dĩ kiến thức trường học là tất cả ư? Ở phần đầu phim Intership, người xem sẽ chứng kiến cuộc tranh luận sôi nổi hơn là để tâm đến những chiếc bằng giả từ trường Đại học Phoenix. Sau đó, một nhân vật đáng ghét đã thể hiện mình là kẻ tài giỏi, hiểu biết nhiều và bắt đầu diễn thuyết về những thứ linh tinh hơn là tập trung vào những dự án mà anh ta đã tham gia. Chính vì thế, rất dễ hiểu khi anh ta không thể vượt qua để nhận được công việc. Một số thực tập sinh thường than thở rằng, họ không đến từ những trường đại học danh tiếng và nó là điều bất lợi cho họ, khiến bản thân hoang mang, thiếu tự tin. Đó là điều thật sai lầm. Đồng ý rằng cái tên trường Đại học của bạn sẽ khiến người tuyển dụng để tâm hơn một chút, nhưng nó sẽ không là tất cả. Một lá thư giới thiệu từ quản lý cửa hàng nơi bạn làm thêm, hay từ giáo sư của trường học, một mối quan hệ rộng trong lĩnh vực mà bạn đang ứng cử hay một trang blog cá nhân đầy ấn tượng… sẽ khiến bạn thực sự lọt vào mắt xanh của công ty hơn đấy.
Trong phim Internship, một nhân vật trông hơi ngớ ngẩn với chiếc headphone kỳ quái hóa ra lại người quan trọng, giữ vị trí then chốt trong công ty. May mắn thay, nhân vật Bill đã làm việc với anh ta, cho anh ấy thấy niềm say mê và sự cam kết của mình đối với công việc này. Kể những nhà tuyển dụng, tổng giám đốc hay quản lý cấp cao không thường xuyên làm việc trực tiếp với thực tập sinh nhưng thực chất họ vẫn có thể đang để mắt đến bạn. Thế nên, hãy luôn biết cách bộc lộ năng lực của mình, nhưng không được khoe mẽ, khoa trương khoác lác nhé. Câu hỏi “làm thế nào để khi người sếp gặp bạn sẽ nhớ ra tên bạn, hoặc bạn là ai trong công ty này” chính là thứ mà mỗi thực tập sinh cần tìm kiếm.
Traveloka là website và ứng dụng di động cho phép bạn đặt vé máy bay và khách sạn chỉ trong vài phút. Ra đời năm 2012 với sứ mệnh mang lại trải nghiệm đặt chỗ thuận tiện cho các tín đồ du lịch, cho tới nay, Traveloka đã có mặt tại 6 thị trường lớn nhất Đông Nam Á và được hơn 20 triệu tín đồ du lịch tin dùng. Dùng Traveloka, bạn có thể lựa chọn từ 70 hãng bay, với hơn 100,000 đường bay nội địa và quốc tế, và hơn 200,000 khách sạn trên toàn thế giới. Du lịch chưa bao giờ đơn giản đến thế!