Phim Ảnh

Hollywood và lối mòn '1950s' cần vượt qua

Chia sẻ

Hollywood đang tiếp đãi khán giả bằng một gương mặt hoài cổ cùng cái nhìn phiến diện về thập niên 50, tràn ngập váy xoè, những cặp kính mắt mèo và chân váy bút chì kinh điển.

Carol - ứng cử viên nặng ký của mùa Oscar năm nay, lấy bối cảnh giữa New York phồn hoa rực rỡ đầu những năm 50. Brooklyn lại vẽ lên cuộc sống của giới lao động nhập cư cùng thời trong cùng một thành phố. The Finest Hours là câu chuyện anh hùng về đoàn thuỷ thủ dũng cảm đương đầu với cơn bão New England năm 1951. Cùng thời điểm đó, Hail, Caesar! mang tới một Hollywood trái ngược, hài hước và tươi vui.

501

'Carol' và 'Brooklyn' là hai đối thủ nặng ký cho mùa Oscar 2016 ở nhiều hạng mục.

Một bộ phim khác sắp ra mắt, I Saw the Light là tiểu sử của ngôi sao nhạc đồng quê thập niên 50 Hank Williams, cùng với phiên bản truyền hình Grease: Live vừa được chiếu trên kênh Fox khiến khán giả như bị lạc giữa thời đại này.

Đối với những tác phẩm trên, bối cảnh nằm trong thời gian là không thể thay đổi. Carol tái hiện lại mối tình giữa hai người phụ nữ trong tiểu thuyết The Price of Salt năm 1952 của Patricia Highsmith, còn The Finest HoursI Saw the Light được dựa trên những sự kiện có thật.

Còn với ê-kíp sản xuất, những năm 50 là phần cốt lõi của mạch truyện, và cũng là một điểm yếu chí mạng, khi tác phẩm của họ bị bó buộc vào những điều ngớ ngẩn, bảo thủ và hạn hẹp của suy nghĩ đương thời. Tuy vậy, giai đoạn này vẫn mang một sức hút mãnh liệt, lôi cuốn sự chú ý của các nhà làm phim, khán giả và nhiều chính khách.

502

'Grease: Live', 'The Finest Hours' và 'Hail, Caesar!' tiếp tục hoàn thiện cho bức tranh toàn cảnh về thập niên 50.

Triết lý hoài cổ của họ đã hồi sinh những năm tháng đó một cách tiêu cực. Dù có thể tái hiện nó theo bất cứ hướng nào họ muốn, giữa muôn vàn lựa chọn, các nhà sản xuất lại luôn quan niệm đây là một thời kỳ lấp đầy những tư tưởng đạo đức giả tràn lan và thoả hiệp gượng ép.

Thật vậy, nhiều người dễ dàng lầm tưởng đó là một thời đại thụt lùi và bảo thủ về sáng tạo nghệ thuật - với những nghệ sỹ như Mitch Miller hay Pat Boone, chương trình Father Knows Best và nữ minh tinh Sandra Dee, thời những tác giả “không thuần Mỹ” bị chối bỏ và họ công kích mọi thứ từ các tựa truyện tranh kinh dị cho tới âm nhạc của người da màu.

Nhưng bạn cũng có thể mường tượng ra một thời đại hoàng kim của những nổi loạn và sự phục hưng của cảm hứng - khi khắp nơi ngập tràn nhạc Jazz và ai cũng biết tới ông hoàng Elvis, thời của the Beat Generation (nhóm tác giả khai phá và mở rộng văn học Mỹ hậu thế chiến thứ II) và trường phái Ấn tượng Trừu tượng trong hội hoạ, cho đến những kiệt tác điện ảnh được nhào nặn dưới đôi tay của Hitchcock, Bergman, Fellini, Wilder và Ford.

509

Áo ngực chóp nhọn - một trong những biểu tượng cách tân và đột phá nhất thời trang thập niên 50.

Vẫn còn rất nhiều thứ chưa được điện ảnh khai phá trong những năm tháng đó. Mặc cho những sự khác biệt lớn lao luôn hiện hữu, những vấn đề của thời kỳ cựu Tổng thống Eisenhower nắm quyền, những nhà làm phim hiện đại lại chỉ tô vẽ cho thập niên này vẻ đẹp hoài cổ mơ hồ và thiển cận gò bó mà thôi.

Chuyến viếng thăm thế giới quá khứ gần đây đều là những dự án tuyệt vời, dù có thành công hay không. Nhưng cái nhìn chua chát cố hữu về thập niên này vẫn không bị lay chuyển.

Thử nghĩ về những lề thói đạo đức giả tạo và chủ nghĩa Thanh giáo đã kìm nén Eilis trong Brooklyn, hoặc một lối thoát hợp pháp cho DeeAnna của Hail, Caesar!, cho tới sự thiên vị bất công khiến Carol phải sống một cuộc đời đằng sau những cái bóng. Hãy nghĩ về sự bất bình đẳng giới và “ngôi nhà hạnh phúc” đã khiến cho cô vợ nhỏ của Eddie Mannix trở thành một bóng ma nhạt nhoà vô danh ngay trong mái ấm của Hail, Caesar!, và cộp mác tai tiếng cho một Miriam bộc trực thẳng thắng của The Finest Hours.

'Brooklyn' - biên niên sử thu nhỏ về tình yêu, sự mất mát và ý niệm về hai tiếng 'gia đình'.

Và khi nghĩ về những điều đó, hãy thử nhớ tới những nhân vật Mỹ gốc Phi trong các tác phẩm này, và cảm thấy không bất ngờ lắm, vì họ hầu như không hề xuất hiện hay tồn tại.

Những bộ phim này còn không buồn nói lên bản chất thời đại đương thời, như việc Hail, Caesar! tránh né những điều cấm kỵ mang dấu 1951 mà nhảy sang tận dụng trích dẫn từ Kinh Thánh, là xu hướng vốn chỉ thịnh hành vào nhiều năm sau đó.

Nhưng có một điều Hollywood thuyết phục chúng ta tin vào: đó là thời đại của nghệ thuật quần chúng theo khuôn mẫu, của suy nghĩ cổ hủ và định kiến số đông. Tất nhiên là khi so sánh với xã hội hiện đại. Điều đó cũng đúng một phần, nhưng niềm tin chớm hình thành trong lòng khán giả lại được củng cố thêm bởi những đám đông tự ve vuốt của Hollywood hiện đại, nơi hàng loạt ngôi sao phải tự kiềm chế không vỗ lưng khen ngợi bản thân, ca tụng thời đại của họ. Dù cho họ thông minh, khác biệt và cầu tiến cũng là chưa đủ. Họ còn phải được sinh ra giữa một thời hoàng kim. Bạn chỉ có thể trở thành người khổng lồ thực sự khi sống trong thời đại của người khổng lồ.

508

Hollywood năm 1950 là đề tài được các nhà làm phim hiện đại ưu ái.

Và cứ thế nhiều năm trôi qua, Hollywood đã ngoái nhìn lại những thập niên trước bằng ánh mắt mơ hồ khinh khỉnh, bằng pha trộn văn hoá thành thị với nỗi ám ảnh chính trị. Những năm tháng của Eisenhower đã để lại sự chán ghét nhất định. Với những nhà làm phim hiện đại đó là một bối cảnh xa lạ đầy những phục trang xấu xí, nơi những chương trình truyền hình nhảm nhí, nạn kỳ thị đồng tính và những bản nhạc pop lỗi thời từng thống trị.

Họ nên nhìn ngắm thế giới hiện tại kỹ hơn chút nữa. Vì tất cả những điều họ ghét bỏ về thập niên 50 - những ngôi sao phù phiếm diện kiểu mốt ngớ ngẩn, những định kiến xấu xa và hoang tưởng chính trị - vẫn còn đầy rẫy ở thế kỷ 21, chẳng qua đã bị thời gian biến tướng đi đôi chút. Thậm chí chúng còn đáng bị tấn công hơn, giá như có nhiều hơn những nghệ sĩ dám lên tiếng đả kích.

506

Phong cách thời trang 50s.

Bạn đâu cần phải quay ngược dòng một bộ phim lại 60 năm trước để nói về bình đẳng giới và quyền đồng tính. Bạn cũng chẳng cần ăn theo những bộ phim của bóng hồng Esther Williams để phản pháo lại một ngành công nghiệp sặc mùi truyền thông và tiểu xảo. Bạn càng không nhất thiết phải hoá thân thành Spike Lee mới lên án được nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại dai dẳng hàng chục năm sau cuộc nội chiến.

Chúng ta chỉ cần quan sát và lắng nghe. Đừng chế nhạo thời đại của những người đi trước hòng tìm kiếm sự trung thực và tốt đẹp cho riêng mình.

Chia sẻ
Tin mới nhất