Bộ phim Hậu cung Như Ý Truyện do Hoắc Kiến Hoa, Châu Tấn đóng chính đã kết thúc. Tuy nhiên, bản phim truyền hình đã có nhiều khác biệt so với tiểu thuyết. Cụ thể, Hải Lan vạch trần tội ác của Vệ Yến Uyển, khi ả bị Càn Long buộc sống dở chết dở trong lãnh cung. Sau khi trả được mối thù thay cho hảo tỷ tỷ Như Ý, những tưởng Hải Lan đã có thể sống cuộc sống yên bình với người, thì Như Ý đã cho cách chết để kết thúc bệnh tật của mình.
Sau khi Kế hậu chết, phim tua nhanh đến lúc Càn Long về già, bồi hồi cắt một lọn tóc của mình và đặt cùng với lọn tóc của Như Ý trước đó. Tuy nhiên, trong nguyên tác tiểu thuyết thì còn khá nhiều chi tiết thú vị sau khi Kế hậu qua đời, đặc biệt là Lệnh Phi vẫn còn tại vị khi Như Ý mất. Hãy cùng SAOstar tìm hiểu nhé.
Sau khi Lăng Vân Triệt (Kinh Siêu) chết, Như Ý cũng vì cắt tóc đoạn tuyệt tình cảm với Càn Long ở Hàng Châu mà bị đưa về giam lỏng tại Tử Cấm Thành với lý do dưỡng bệnh. Đồng thời thu hồi 4 sắc phong đã ban cho Như Ý là: Hoàng hậu, Hoàng Quý phi, Nhàn Quý phi, Nhàn phi. Thân phận Hoàng hậu của Như Ý trở thành hư vô, người của Dực Khôn cung cũng chỉ còn duy nhất hai người, những người khác đều bị đưa đi, Càn Long không hề có ý giữ lại chút thể diện cuối cùng cho Như Ý.
Sau khi Như Ý cắt tóc đoạn tình thì cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, cho dù phải cả đời cô độc trong Dực Khôn cung cũng không muốn nhìn thấy mặt của Càn Long nữa. Nhưng trời không thuận lòng người, vào mùa đông Như Ý mắc bệnh lao đã đi vào giai đoạn cuối, không còn sống được bao lâu nữa. Cộng thêm việc Vệ Yến Uyển (Lý Thuần) đến Dực Khôn cung đả kích bà, nói cho bà biết toàn bộ câu chuyện ả đã hại chết Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ như thế nào. Như Ý nghe xong thì tim tan vỡ, để lật đổ Vệ Yến Uyển, bà đã chọn cách tự vẫn ngay khi Vệ Yến Uyển vừa rời khỏi Dực Khôn cung.
Thời nhà Thanh, tự sát là một tội lớn, một thái giám bình thường tự sát còn bị chu di cửu tộc, huống hồ Như Ý lại là Hoàng Hậu. Càn Long sau khi biết Như Ý tự sát, ông cho rằng Như Ý thà chết chứ không chịu cùng mình chung sống trong Tử Cấm Thành, điều này đã làm tổn hại sâu sắc đến lòng tự tôn của bậc Đế vương.
Khi đó Càn Long vẫn còn một chút tình nghĩa với Như Ý, nhưng một Càn Long cao ngạo, vì thể diện của mình nên cũng không màng đến chút tình nghĩa còn sót lại kia nữa. Khi Tiến Trung hỏi ông nên giải quyết tang lễ của Như Ý như thế nào, Càn Long nói: “Nghi lễ tổ chức như nghi lễ của Hoàng quý phi, về tang lễ thì làm đơn giản, trước khi chết bà ấy có mối quan hệ tốt với Thuần Huệ Hoàng Quý phi nên cũng không cần phải phiền phức, hạ táng chung cùng một chỗ được rồi.”
Vì những lời này của Càn Long mà sau khi Như Ý chết, đến việc sửa soạn như một Hoàng hậu cũng không có, chỉ tổ chức nghi lễ của Hoàng quý phi, cộng thêm trước khi chết Như Ý mất hết tất cả thế lực, Vệ Yến Uyển lúc này lại vừa sinh hạ Thập thất A Ca nhận được tất cả mọi sự sủng ái của Càn Long. Phi tần trong hậu cung đương nhiên không dám đắc tội với Càn Long, cũng không dám đắc tội với Vệ Yến Uyển. Cho nên trong tang lễ, chỉ có 5 người trong đám phi tần dám đến. Đó chính là Dư phi Hải Lan (Trương Quân Ninh), Dung phi Hàn Hương Kiến (Lý Thấm), Dĩnh phi, Uyển Tần, Khánh phi.
Khánh phi không thân thiết với Như Ý cho lắm, nhưng có lẽ cũng vì quen biết nhiều năm, nhưng Khánh phi này rất nhát gan, chỉ ghé qua một chút rồi đi.
Dĩnh phi có mối quan hệ tốt với Như Ý, Dĩnh phi tính cách thẳng thắn, lại có các Bộ lạc Mông Cổ làm hậu thuẫn phía sau. Cô cũng không sợ Vệ Yến Uyển, nghĩ lại lúc cô mới vào cung, Như Ý đã hết lòng chỉ bảo mới khiến cô có được vị trí như ngày hôm nay, cho nên cô đến coi như để báo ân.
Lúc Hàn Hương Kiến mới vào cung, một lòng muốn chết, là Như Ý đã khuyên bảo cô, khuyên cô sống vì các Bộ lạc của mình. Hơn nữa Như Ý gần như là người đầu tiên trong cung khiến cho Hàn Hương Kiến cảm thấy ấm áp, Hàn Hương Kiến đối với Như Ý cũng rất tốt, mỗi lần Như Ý gặp khó khăn, cô đều thay Như Ý cầu xin với Hoàng Thượng, cộng thêm sự sủng ái của Hoàng Thượng đối với cô thì chuyện cô đến lễ tang cũng là điều bình thường.
Còn hai người nữa chính là Hải Lan và Uyển tần. Hải Lan có quan hệ vô cùng tốt với Như Ý, trong lòng cô, vị trí của Như Ý còn cao hơn cả vị trí của cậu con trai Vĩnh Kỳ do đích thân cô sinh ra. Sau khi Vĩnh Kỳ qua đời, một nửa mạng sống của cô đã không còn nữa, còn bây giờ, Như Ý cũng chết rồi, chỉ còn lại một mình Hải Lan thật sự đó là nỗi đau không thể nào sánh được.
Uyển tần cũng có quan hệ rất tốt với Như Ý, hơn nữa tính cách của cô cũng rất ôn hòa, không có dã tâm hại người. Lần này cô đến lễ tang của Như Ý là vì cảm thấy có lỗi. Trước đây khi Vệ Yến Uyển lợi dụng Uyển tần để chiếm được sự sủng ái của Càn Long, Vệ Yến Uyển đã bảo cô sưu tập những bài thơ của Phú Sát Hoàng Hậu đã từng được Càn Long khen ngợi để lật đổ Như Ý, khiến cho Như Ý mất mặt. Cho nên bây giờ Uyển tần cảm thấy rất có lỗi, nói mình đã nợ Như Ý, cả cuộc đời này e rằng không còn có thể bù đắp được nữa.
Đường đường là Hoàng hậu, tang lễ sau khi chết lại lạnh nhạt như vậy, chỉ có 5 người đến, thật sự cảm thấy thương xót cho Như Ý, nhưng lại càng thương Hải Lan hơn. Con trai không còn, tỷ tỷ cũng không còn, cô mới là người đau khổ nhất. Càn Long đối với Như Ý cũng thật quá đáng, cho dù là tức giận thì cũng không nên đối với Như Ý như thế, dù sao cũng còn con trai của ông và Như Ý là Thập Nhị A Ca, như thế này thì về sau Thập Nhị A Ca sao có thể ngẩng đầu làm người đây?
Vì Càn Long mà tang lễ của Như Ý chỉ có duy nhất 5 người, nhưng e rằng Như Ý căn bản không hề bận tâm đến điều này, với bà khi đó là một sự giải thoát, không cần phải cố gắng mỗi ngày nữa. Hơn nữa sau này khi Càn Long phát hiện mình đã nghĩ sai cho Như Ý thì ông cũng phải sống trong hối hận suốt phần đời còn lại.