Phim Ảnh

Hai mối tình đơn phương oan trái trong cung cấm của 'Diên Hi công lược'

Bảo Duyên
Chia sẻ

"Diên Hi công lược" (延禧攻略) bộ phim lấy bối cảnh thời đại nhà Thành thời vua Càn Long xoay quanh nội dung nữ chính Ngụy Anh Lạc vì để điều tra chân tướng cái chết của tỷ tỷ mình mà nhập cung về sau trở thành Lệnh phi.

Bộ phim quy tụ dàn diễn viên Ngô Cẩn Ngôn, Nhiếp Viễn, Tần Lam, Xa Thi Mạn.. đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Nếu như những bộ phim cung đấu khác chỉ tập trung xoay quanh vào câu chuyện tranh vì giành sự ân sủng của Hoàng thượng mà đấu đá nhau không ngừng thì với Diên Hi công lược (延禧攻略)- bộ phim đánh dấu sự trở lại lần này của Vu Chính cũng là dựa trên câu chuyện tranh sủng.

Nhưng bên cạnh đó, nội dung bộ phim cũng đã được thêm vào một số câu chuyện tình cảm có thể nói là làm khán giả phải dở khóc dở cười như tin đồn về chuyện tình của Hoàng hậu - Thuần phi, Trương quản sự - Viên Xuân Vọng…, nhưng cũng có những mỗi tình khắc cốt ghi tâm như Hoàng thượng - Hoàng hậu, Phó Hằng - Anh Lạc thì những câu chuyện tình đơn phương của Thuần phi dành cho Phó Hằng, Hoằng Trú dành cho Nhàn phi cũng được xây dựng rất chi tiết.

1.Thuần phi không chấp nhận việc thị tẩm chỉ vì một Phú Sát Phó Hằng

Thuần phiPhó Hằng (Hứa Khải) có thể được xem là tình đầu của nhau. Tình cảm mà Thuần phi dành cho Phó Hằng không khó để nhận ra điều đó. Trước khi được vào cung trở thành Phi tần của Hoàng thượng (Nhiếp Viễn), Thuần phi được gọi là Tô Tịnh Hảo còn Phú Sát Phó Hằng tự là “Hòa”. Vì thế có lần Thuần phi đã cố tình ghi hai chữ “Tịnh Hòa” lên bàn thể hiện tấm chân tình của mình dành cho Phó Hằng.

Hơn nữa, mối giao hảo của hai nhà Thuần phi và Phú Sát vô cùng tốt, thế nhưng với vẻ đẹp sắc nước hương trời của mình, Thuần phi đã được Hoàng thượng “nhìn trúng” và chọn vào cung. Thuần phi - được xem là thanh mai trúc mã với Phó Hằng không còn cách nào khác đành phải tiến cung, trước khi đi đã viết một bức thư thổ lộ tấm chân tình của mình dành cho Phó Hằng, nhờ người thân bên cạnh chuyển đi gúp.

Thuần phi luôn tưởng rằng Phú Sát Phó Hằng cũng thích mình, nên từ lúc vào cung luôn từ chối được thị tẩm - điều mà những cung nữ khác có mơ cũng chưa chắc được. Vốn định cứ như vậy đợi Phó Hằng đến hết đời để thể hiện tình yêu, sự thủy chung của mình. Nhưng đến khi biết được Phó Hằng lại một lòng với Ngụy Anh Lạc (Ngô Cẩn Ngôn), dù gặp khó khăn trắc trở nào cũng quyết dùng kiệu tám người khiêng rước Anh Lạc vào cửa nhà Phó Sát thì lúc đó Thuần phi mới nhận ra rằng tình cảm mình đã đặt vào không đúng chỗ.

Thực tế, tình cảm mà Thuần phi dành cho Phó Hằng là một tình yêu ích kỷ, có thể chấp nhận việc Phó Hằng cưới bất kỳ người nào, nhưng lại không chấp nhận việc Phó Hằng yêu người nào khác ngoại trừ mình.

Cách biệt nhiều năm, cuối cùng Thuần phi và Phó Hằng cũng đã gặp lại nhau trong Tử Cấm Thành. Đồng thời hỏi thăm vì sao từ đó đến nay không hề nhận được thư hồi âm của Phó Hằng, và bất ngờ Phó Hằng cũng không hề biết được sự tồn tại của bức thư tình năm đó.

Nguyên nhân vì phụ thân của Thuần phi muốn con gái được an tâm vào cung nên đã thu giữ bức thư. Miếng ngọc bội Phó Hằng luôn mang theo bên mình cũng là một trong những điều khiến Thuần phi hiểu lầm rất nhiều năm. Thuần phi cũng cho rằng “Bản thân mình yêu Phó Hằng còn nhiều hơn cả Ngụy Anh Lạc đối với huynh ấy”.

2. Hoằng Trú đem lòng yêu Nhàn phi. Tình nguyện trở thành con cờ mặc Nhàn phi sai khiến

Hoằng Trú là hoàng ngũ tử của Ung Chính đế, thích làm những việc điên khùng nên được gọi với cái tên Hoang Đường vương gia. Trong một lần, tại phủ Thân Vương, Hoằng Trú đã nhìn trúng Nhàn phi (Xa Thi Mạn), cộng thêm với vẻ đẹp, sự hiền lương thục đức đã làm cho Hoằng Trú luôn nhớ mãi về người con gái ngày ấy. Tình nguyện làm nhiều chuyện vì Nhàn phi, thậm chí trở thành con cờ để Nhàn phi lợi dụng trên con đường tranh giành sự ân sủng của Hoàng thượng sau này.

Mặc dù Hoằng Trú làm nhiều chuyện cho mình nhưng Nhàn phi không hề có chút tình cảm nào. Hoằng Trú mặc dù bên ngoài là người luôn dựa vào sự ân sủng của Càn Long mà luôn kiêu ngạo, ngang tàn nhưng khi đối mặt với người con gái mình yêu luôn âm thầm lặng lẽ hy sinh cho đối phương mà không hề yêu cầu bất cứ sự báo đáp nào.

Cao quý phi (Đàm Trác) vốn dĩ có thể tác quai tác quái trong cung chẳng qua chỉ là dựa vào thế lực của gia đình, nếu như Nhàn phi có thể lợi dụng được Hoằng Trú thì việc tiêu diệt Cao quý phi chỉ còn là chuyện một sớm một chiều. Sau khi Hoàng hậu chết, việc Nhàn phi được phong tấn trở thành Hoàng hậu cũng có một công rất lớn của Hòa thân vương Hoằng Trú. Về sau Hoằng Trú còn vì Nhàn phi mà tạo phản lật đổ Hoằng Lịch: “Ta bán mạng cho Hoằng Lịch nhưng ta đã được những gì”. Vì thế đã dẫn đến cái chết sau này.

Mặc dù tình cảm của Hoằng Trú dành cho Nhàn Phi rất giống với tình yêu mà Thuần phi dành cho Phó Hằng, luôn một lòng một dạ hy sinh vì người mình yêu. Thế nhưng đây điều là những loại tình cảm vi phạm điều cấm kỵ trong cung. Cả Thuần phi và Nhàn phi đều là phi tần của Càn Long nên việc đến với Phó Hằng và Hoằng Trú là điều không thể nào. Chỉ có thể giành tình cảm cho nhau một cách âm thầm, lặng lẽ không thể để cho ai biết.

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Duyên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất