Phim Ảnh

Game thành công, nhưng phim chuyển thể thì… chưa chắc! (P.1)

Chia sẻ

Mortal Kombat, Doom, Street Fighters, Hitman, Prince of Persia... là những tựa game huyền thoại thu hút hàng triệu game thủ khắp thế giới. Thế nhưng, tác phẩm điện ảnh lấy cảm hứng từ chúng lại là nỗi thất vọng sâu sắc.

Max Payne (2008)

maxresdefault

Max Payne làm theo tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 cùng tên khá nổi tiếng của hãng Remedy Entertainment.

Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên cực kỳ hùng hậu gồm Mark Wahlberg, Ludacris, Mila Kunis,… Tuy nhiên, Max Payne lại là một “sự sỉ nhục” cho các fan của dòng game này. Từ một tựa game điều tra, bắn súng thì hãng sản xuất đã biến Max Payne thành một bộ phim viễn tưởng với lũ quái vật có cánh bay khắp muôn nơi. Thế nhưng, cuối cùng hóa ra tất cả chỉ là ảo giác do ma túy và… chẳng giải thích tí gì cho nội dung phim cả. Những cảnh đấu súng và slow motion gượng ép cho giống với tựa game một cách tệ hại đã “bóp chết” chút cảm tình cuối cùng của khán giả dành cho tựa phim này.

Vì thế mà chẳng ngạc nhiên khi Max Payne không hề có phần 2 và cũng chẳng ai muốn nhớ nó đã từng tồn tại.

Mortal Kombat: Annihilation (1997)

maxresdefault (1)

Mortal Kombat: Annihilation là phần thứ 2 trong loạt phim chuyển thể từ tựa game đối kháng cực kỳ bạo lực và đẫm máu cùng tên.

Tuy nhiên, trong khi phần 1 khá tốt thì phần 2 lại như “cú tát thẳng vào mặt” của người hâm mộ. Mortal Kombat: Annihilation sở hữu cho mình cốt truyện không thể “nhàm chán” hơn, lời thoại “ngây ngô” như dành cho con nít, kỹ xảo và những cảnh đánh tay đôi đặc trưng thì hời hợt như “trò cười”. Đặc biệt nhất là tạo hình nhân vật còn tệ hơn cả cosplay khiến khán giả tự hỏi 30 triệu đô la tiền đầu tư (rất lớn ở thời điểm đó) đã đi về đâu.

Đương nhiên là sau thảm họa đó thì gần 20 năm nay, Mortal Kombat chưa bao giờ được lên màn ảnh nữa dù game vẫn liên tục ra các phiên bản mới. 

Doom Tựa game kinh dị - bắn súng góc nhìn thứ 1 Doom đã làm các fanboy say mê và mong muốn được chuyển thể thành phim trong hàng chục năm trời. Và bộ phim cùng tên ra mắt năm 2005 ra đời hứa hẹn sẽ như “cơn mưa” giải tỏa cơn khát ấy.

Với dàn diễn viên gồm Dwayne Johnson, Karl Urban và Rosamund Pike, nhiều người xem đinh ninh rằng phim thế nào cũng sẽ hay. Và đúng vậy, Doom là một bộ phim khá tốt nếu… bạn không phải fan của dòng game cùng tên này. Những đàn quái vật và zombies đông như kiến đặc trưng hoàn toàn biến mất. Những nạn nhân chỉ bị biến thành quái vật khi mang trong người gen “độc ác”. Và có vẻ tất cả mọi người đều mang gen đó trừ… nhân vật chính - anh bị nhiễm và giữ nguyên độ “đẹp trai” cộng thêm khả năng hồi phục như… Wolverine. Cuối cùng là việc bộ phim ăn theo tựa game bắn súng lại kết thúc bằng việc “đấm nhau tay bo” giữa 2 siêu nhân khiến fan chỉ muốn đòi lại tiền. Dù phim có sửa sai bằng một phân đoạn góc nhìn thứ 1 “y chang game” nhưng chỉ nó kéo dài 5 phút và được đưa vào gượng ép như để nói: “À, đây là phim về game Doom”.

Cho tới giờ thì Doom đã có tới tận 13 tựa game cùng các bản mở rộng nhưng phim chuyển thể chỉ dừng ở con số 1 và chỉ 1 mà thôi.

Street Fighters: Legend of Chun-Li (2009)

street

Street Fighters: The Legend of Chun-Li dựa theo tựa game đối kháng Street Fighters vô cùng thành công của hãng Capcom.

Những tưởng Street Fighters 1994 đã là phim ăn theo tệ hại nhất của dòng game này với cốt truyện và kỹ xảo “không thể nhảm nhí hơn”. Thế nhưng, khi Street Fighters: The Legend of Chun-Li ra mắt thì ngay lập tức giành luôn vị trí đó. Tạo hình và nội dung của phim không hề có tí gì gợi nhớ tới dòng game này ngoại trừ… tên của các nhân vật. Các cảnh đấu võ vốn là đặc trưng của Street Fighters cũng cực kỳ nhạt nhòa. Đối với một bộ phim bình thường thì Street Fighters: The Legend of Chun-Li cũng khá tệ ở phần cốt truyện nhàm chán và dẫn dắt dài dòng. Chẳng trách sao phim chẳng những “hứng cả rổ gạch” mà còn lỗ nặng doanh thu.

Dù có kết thúc gợi nhắc về nhân vật Ryu nhưng “có cho tiền” thì Fox cũng chả dám làm phần tiếp theo cho tựa phim này.

Hitman: Agent 47 (2015)

2015_hitman_agent_47-wide

Là tựa phim ăn theo dòng game Hitman đình đám, phiên bản 2007 khá thành công về mặt doanh thu nhưng không được lòng fan. 8 năm sau, hãng Fox làm mới thương hiệu này với Hitman: Agent 47.

Tuy nhiên, phần phim này chẳng những không được lòng fan và còn mất luôn cả lòng của non-fan. Tiếp tục bị người hâm mộ lâu năm của Hitman ném đá vì làm mất đi bản chất vốn có của tựa game này. Trong game, nhân vật chính phải lén lút ám sát một mục tiêu nào đó và hạn chế tối đa sự chú ý thì Agent 47 trong phim “tả xung hữu đột” như Rambo giữa “thanh thiên bạch nhật”. Cốt truyện không hề có điểm nhấn và những màn hành động phi logic, nhạt nhòa khiến phim nhận được vô số lời phê bình.

Có lẽ, 20th Century Fox phải xem lại cách làm phim Hitman của mình nếu không muốn tiếp tục “ăn gạch thay cơm” vì lỗ vốn.

The King of Fighters (2010)

MV5BMjM2OTU3ODYwM15BMl5BanBnXkFtZTgwMDE2NjI2MDE@._V1_SX640_SY720_

Một bộ phim nữa nằm trong danh sách phim làm theo các dòng game đối kháng của Nhật Bản là The King of Fighters với dòng game cùng tên của hãng SNK.

Nếu nói Dragonball: Revolution là “cú tát vào mặt văn hóa Nhật” trên phương diện truyện tranh thì The King of Fighters là “cú tát” thứ 2 trong mảng game. Nhân vật phụ trong game được lên làm nhân vật chính trong phim với một siêu năng lực “lạ hoắc”. Dàn nhân vật chính thì bị đẩy xuống làm phụ với tiểu sử “từ trên trời rơi xuống”. Tạo hình gượng ép cho na ná game, cốt truyện rối rắm và không hề liên quan đến nguyên tác, những cảnh đánh nhau cùng kĩ xảo như phim “thiếu nhi” khiến khán giả ngao ngán. Cũng như Street Fighters: The Legend of Chun-Li, The King of Fighters mắc phải lỗi cố hữu của Hollywood chính là việc biến nhân vật chính trở thành “da trắng” và dĩ nhiên đánh bại tất cả các nhân vật phụ “da vàng” còn lại.

Thất bại thảm hại về cả chất lượng lẫn doanh thu, có lẽ ngay cả hãng sản xuất còn đang muốn giả vờ rằng bộ phim này chưa từng tồn tại huống chi là các fan.

Prince of Persia: The Sands of Time (2010)

Prince-of-Persia-The-Sands-of-Time-HD-Wallpaper

Với dàn diễn viên hoành tráng Jake Gyllenhaal, Gemma Arterton, Ben Kingsley, Prince of Persia: The Sands of Time được làm theo tựa game cùng tên với đầu tư khá khủng.

Công bằng mà nói, Prince of Persia: The Sands of Time là một bộ phim hay, hoành tráng, kỹ xảo tốt, cốt truyện có nhiều điểm nhấn. Diễn xuất của dàn diễn viên cũng không có gì để chê trách. Hãng Disney đã thành công khi xây dựng một thế giới Ba Tư cổ kính và hùng vĩ cùng một câu chuyện mới hoàn toàn cho chàng hoàng tử Dastan, nhờ đó mà phim nhận được doanh thu khá tốt. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó mà phim hoàn toàn không có chút gì liên quan tới nguyên tác của mình dù có nhồi nhét một số hình ảnh đặc trưng trong game. Là một tựa game hành động “chặt chém” nhưng khi lên phim thì Prince of Persia: The Sands of Time lại trở thành hành trình phiêu lưu và “vì sao cãi nhau nhiều lại yêu nhau” của cặp đôi nhân vật chính.

Có lẽ vì không tìm được hướng đi tiếp theo phù hợp cho tựa phim này mà dù doanh thu tốt nhưng Disney vẫn chưa hề có ý định làm phần 2.

Có vẻ như đa số những bộ phim ăn theo game thất bại vì đã làm sai lệch đi quá nhiều tinh thần cũng như cốt truyện của nguyên tác. Đây vẫn là mảnh đất màu mỡ “tưởng dễ ăn” nhưng “ăn không dễ” của Hollywood.

Đón xem tiếp phần 2 của loạt bài: Game thành công và phim chuyển thể cũng thế! 

>>> Xem thêm:

Vì sao Captain America lại trở thành ác nhân?

Dù ‘bá đạo’, Apocalypse vẫn chưa phải kẻ phản diện mạnh nhất vũ trụ X-Men?

Dàn sao nhí của ‘The Karate Kid’ (2010) bây giờ ra sao?

Tàn dư từ Twilight - Phải chăng bộ ba diễn viên này đã bị hại?

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất