Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Em là bà nội của anh' và điểm yếu 'chết người'

"Em là bà nội của anh" không thể không... hay - điều dường như chắc chắn, phim mô phỏng lại 90% chi tiết "Miss Granny" mà bản thân nó đã là một ý tưởng đầy cảm hứng.  

Sẽ không có gì đáng nói nếu đó là chiến lược của nhà sản xuất nhằm đối đa hóa lợi nhuận bằng một kịch bản. Phim đứng thứ 4 doanh thu năm 2014 ở Hàn Quốc, dự án Trung Quốc cũng ra mắt tiếp theo vào đầu năm 2015. Phát hành tại Việt Nam với tên gọi Ngoại già tuổi đôi mươi, Miss Granny khơi dậy ước mơ trong mỗi con người dù đang ở tuổi xế chiều, nhưng là tấm gương phản chiếu tầm nhìn của thế hệ trẻ. Câu chuyện này vì thế chạm đến cảm xúc người xem tại nhiều quốc gia có truyền thống gắn kết gia đình và những cách biệt tư tưởng. 

teaser-poster-Em-La-Ba-Noi-Cua-Anh-e1444209244500

Em là bà nội của anh kể về cuộc phiêu lưu ngược dòng thời gian đầy nhiệm màu của Thanh Nga khi được trở về với hình hài của cô gái 20 tuổi (Miu Lê) để sống lại với những ước mơ và đam mê một thời tuổi trẻ mà cô chưa thực hiện được.

Trong hành trình chu du khắp Châu Á, Miss Granny chọn Việt Nam làm nơi dừng chân tiếp theo. Khi những cáo buộc liên quan đến tư duy sáng tạo bị phớt lờ, Em là bà nội của anh sở hữu điểm yếu chỉ cần nhìn vào tựa đề, đủ khiến nhiều khán giả bỏ qua một tác phẩm tử tế còn sót lại của mùa Giáng sinh năm nay. Đến đây, không ít người đọc bối rối bởi cách chơi chữ phản cảm. Hai phiên bản trước, Ngoại già tuổi đôi mươi và Trở lại tuổi 20 đều phù hợp với tiêu chí của Miss Granny, là thử thách yêu của ba thời đại gộp thành một. Những hân hoan, kỳ vọng của chàng trai mới lớn, sự lưng chừng, nuối tiếc khi đứng giữa mâu thuẫn của mẹ chồng và nàng dâu. Em là bà nội của anh, ngay từ ấn tượng đầu tiên, đã tạo nên một cái nhìn lệch lạc.

Bà Đại bước vào tuổi 72, chán chường và thất vọng, bà ghé thăm một tiệm ảnh và từ đây - rắc rối bắt đầu xảy ra. Miu Lê trong hình hài của một cô gái tuổi thanh xuân, giọng hát tuyệt vời của cô làm cháu trai Trí Tùng (Ngô Kiến Huy) mê đắm. Việc tình cờ xuất hiện một tài năng ngay lúc ban nhạc Bầy Chó Hoang gặp khủng hoảng, kết hợp cùng nhan sắc cổ điển của phụ nữ Sài Gòn đầu năm 70, bà Đại trở thành mục tiêu săn đuổi của ba người đàn ông bao gồm Trí Tùng.

emlabanoicuaanh

Em là bà nội của anh kể về cuộc phiêu lưu ngược dòng thời gian đầy nhiệm màu của Thanh Nga khi được trở về với hình hài của cô gái 20 tuổi (Miu Lê) để sống lại với những ước mơ và đam mê một thời tuổi trẻ mà cô chưa thực hiện được.

Tuy chỉ góp phần nhỏ trong khâu kịch bản nhằm thúc đẩy những tiếng cười nhẹ nhàng. Ê-kíp sản xuất đã đánh rơi hàng loạt yếu tố gia đình để đổi lấy một cái tên khó hiểu và kích động trí tò mò. Liệu nó có phải là lựa chọn tối ưu, hay sự sáng tạo duy nhất của nhà sản xuất, bên cạnh một kịch bản lấy nguyên 90% nguyên tác? Câu trả lời là không cho những ai còn nhớ đến Ngoại già tuổi đôi mươi - một tựa đề Việt hóa vô cùng đáng yêu từ Miss Granny.

Dưới sự bảo trợ của công ty phát hành quyền lực nhất Việt Nam, Em là bà nội của anh sẽ là một cái kết thật đẹp để khép lại màn ảnh năm 2015. Trong khi nhiều dự án khác phải chuẩn bị mọi thứ để hoàn thiện nội dung, phiên bản Việt hóa của Miss Granny kế thừa tất cả điểm sáng từ nền tảng đã có sẵn, lẽ ra chỉ cần một tên gọi thân thương và mới mẻ.. Chuyên gia truyền thông Huỳnh Minh Thảo đưa ra nhận xét: “Điểm trừ của mình là… cái tựa. Nghe rất mất cảm tình. Dù biết là một cách gây chú ý, đùa đùa, lại cảm giác vô duyên đến khó tả. Mình thấy nhiều người ghét và không đi coi bộ phim này có phần lớn vì nó. Nhớ hồi tựa phim tiếng Hàn dịch ra là Ngoại già tuổi đôi mươi nghe còn hay và duyên dáng hơn.”

Miule

Sự xuất hiện của Thanh Nga - cô gái xinh đẹp, kỳ lạ có giọng hát làm rung động lòng người và có hành tung vô cùng bí hiểm - gây xáo trộn mạnh mẽ cho cuộc sống vốn dĩ bình yên của cậu ca sĩ nhạc rock nổi loạn Trí Tùng (Ngô Kiến Huy), nhà sản xuất âm nhạc Mạnh Đức (Hứa Vĩ Văn) và ông già 70 tuổi vui tính (NSƯT Thanh Nam).

Ấn tượng của bộ phim giờ đây chỉ là lời tán tỉnh bỡn cợt của một chàng trai không hiểu nguyên do gì lại gọi cô gái kia là… bà nội. Việc “thú vị hóa” hình thức của một tác phẩm không nằm ở tiêu chí “thuần Việt”, bởi Miss Granny là bộ phim gia đình, của tất cả những ai sống trong thời đại phát triển khiến họ lạc lối giữa vòng xoay xã hội. Tiếc cho Em là bà nội của anh, cho đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, và cho hai tựa đề Tiểu thư bí ẩn, Mãi mãi tuổi thanh xuân đã không được nhà sản xuất lựa chọn. Có đáng không để đánh đổi một cái tên dẫu gây tò mò, nhưng lại đánh mất ý nghĩa mà câu chuyện gốc muốn truyền tải?

“Tôi không biết là người khác lại phản ứng tiêu cực như vậy. Nhiều người nhận xét nói tựa phim mang đến cho cho họ ác cảm rất lớn và họ sẽ không đến rạp xem vì tựa phim này. Thật ra phần đông khán giả Việt Nam thường thích đánh giá từ cái nhìn đầu tiên, nghĩa là đánh giá cuốn sách qua bìa sách chứ không phải nội dung bên trong. Họ chỉ ác cảm với tựa phim chứ chuyện phim hay dở thì không quan trọng.” - Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh trả lời phỏng vấn với một trang báo. 
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc