Phim Ảnh

Dùng phương thức của 'Hoàn Châu cách cách' để mở ra 'Hậu cung Như Ý truyện'

Bảo Duyên
Chia sẻ

Mới đây có cư dân mạng Trung Quốc đã cắt ghép những sự giống nhau của hai bộ phim "Hoàn Châu cách cách" (还珠格格) và "Hậu cung Như Ý truyện" (如懿传) với việc: "Dùng phương thức của Hoàn Châu cách cách" để mở ra "Hậu cung Như Ý truyện" đã gợi lại chi khán giả về những ký ức của 20 năm trước.

Hậu cung Như Ý truyện (如懿传) được chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả kiêm biên kịch Lưu Liễm Tử là phần sau của bộ phim cung đấu kinh điển Hậu cung Chân Hoàn truyện với sự tham gia của các diễn viên Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Đổng Khiết, Trương Quân Ninh… kể về nữ chính Thanh Anh cả đời đi tìm tình yêu lý tưởng cho riêng mình và những toan tính, âm mưu của phi tần trong Hậu cung vua Càn Long. Mặc dù bộ phim sau gần hai tháng công chiếu cũng đã kết thúc cách đây không lâu nhưng những vấn đề liên quan đến bộ phim vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả.

Như Ý Truyện - Hoàn Châu Cách Cách

Hôm nay dân mạng mới phát hiện ra Như Ý Truyện như một phiên bản tả thực của Hoàn Châu Cách Cách.Cảm thấy cảm xúc như đang sống lại vào lần đầu tiên xem Hoàn Châu Cách Cách cách đây 20 năm.

Người đăng: Cbiz - Weibo Vtrans vào Thứ Năm, 18 Tháng 10, 2018

Những chi tiết của “Hoàn Châu Cách Cách” đều làm ta dễ liên tưởng tới “Như Ý truyện” hơn. Nguồn video: Fb Cbiz - Weibo Vtrans

Mới đây có một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng lên một đoạn video với việc “dùng phương thức của Hoàn Châu cách cách (还珠格格) để mở ra Hậu cung Như Ý truyện” được truyền tay nhau một cách chóng mặt. Những chi tiết trong hai bộ phim được cắt ghép từ việc cưỡi ngựa trên cánh đồng thảo nguyên đến việc kết hôn, tư thế ôm nhau, hay những màn pháo hoa… đều đồng bộ nhau đến một cách kỳ diệu, thêm vào đó là việc lồng ghép vào ca khúc Khi - Động Lực Hỏa Xa đã gợi lại cho khán giả về những ký ức vào 20 năm trước của Hoàn Châu cách cách.

Hoàn Châu cách cách vốn chẳng phải là cái tên xa lạ với khán giả hiện nay, đặc biệt là những khán giả thế hệ 8x,9x đầu đời. Hoàn Châu cách cách là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nữ nhà văn Quỳnh Dao lấy bối cảnh thời nhà Thanh kể về con gái của Càn Long là Tử Vy (Lâm Tâm Như) cùng nha hoàn Kim Tỏa (Phạm Băng Băng) đến Kinh Thành để tìm và nhận lại người cha thất lạc nhiều năm của mình. Hãy cùng SAOstar điểm qua vài câu nói kinh điển trong Hoàn Châu cách cách nhé!

Tử Vi: “Sơn vô lăng, hạ vũ tuyết, đông lôi chấn chấn, giang thủy vi kiệt, thiên địa hợp, nãi cảm dữ quân tuyệt” (ý chỉ đến khi núi không gốc, mùa hè có tuyết, mùa đông sấm chớp, nước sông khô cạn, trời đất hòa hợp mới dám rời xa chàng)

Rất nhiều khán giả đều biết sơn vô lăng, thiên địa hợp, nãi cảm dữ quân tuyệt nhưng lại không biết một câu hoàn chỉnh của nó là gì. Đây cũng chính là câu nói mà Tử Vi đã nói với Nhĩ Khang trong phần đầu tiên của Hoàn Châu cách cách, chính là dùng để biết đạt tình cảm và lời hứa trong tình yêu của mình. Phụ mẫu của Nhĩ Khang vì thân phận hèn mọn của Tử Vi mà không cho phép cả hai được ở bên nhau. Tử Vi vì nghĩ cho Nhĩ Khanh đành phải rời xa. Đợi đến khi Nhĩ Khang tìm được mới phát hiện ra thì ra bản thân đã yêu Nhĩ Khang sâu đậm đến bao nhiêu và câu nói cũng xuất phát từ đây.

Vĩnh Kỳ: Có nhân mới có quả, có em mới có anh

Trong Hoàn Châu cách cách, Vĩnh Kỳ là người có tình yêu sâu đậm nhất, cũng là người vì tình yêu mà hy sinh nhiều nhất mặc dù bản thân là một Hoàng tử cao cao tại thượng, vinh hoa phú quý, quyền thế, tiền đồ rộng lớn, nhưng vì Tiểu Yến Tử, Vĩnh Kỳ thậm chí có thể hy sinh cả cơ hội có thể được ngồi lên ngôi vị Hoàng đế. Ngày xưa vì bắn nhầm trúng Tiểu Yến Tử gọi là “nhân”, nảy sinh sự áy náy muốn chăm sóc cho Tiểu Yến Tử để bù đắp lại lỗi lầm năm xưa đến cuối cùng nảy sinh tình cảm với chính cô gái này gọi là “quả”. Cuộc sống cả Ngũ a ca cũng bước sang nhiều trang mới, mới tìm được ý nghĩa, tìm được chính mình.

Hàm Hương: “Ai cũng có thể không say, tôi thì có thể say, mọi người không say mới có thể nhìn thấy được người say trong đó, tôi say rồi, mới có thể nhìn thấy được anh ấy”

Câu chuyện tình yêu của Hàm Hương và Mạch Nhĩ Đan chính là sự thể hiện chân thực nhất của xã hội phong kiến thời bấy giờ, vì lợi ích của gia tộc, đất nước mà gả đi con gái của mình, tình yêu lúc đó chỉ là những vật phẩm xa xỉ. Hàm Hương và Mạch Nhĩ Đan đã là thanh mai trúc mã, từ nhỏ ân ái nhau, nhưng lại phải chịu khoảng cách về thân phận. Nhưng đến cuối cùng cả hai đã có một kết thúc tốt đẹp, sống hạnh phúc bên nhau. Đây cũng chính là một trong những “sự chờ đợi” tuyệt vời nhất mà nữ nhà văn Quỳnh Dao thường hay mang tặng đến cho khán giả.

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Duyên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất