Rất nhiều diễn viên sau khi đóng qua những bộ phim truyền hình, điện ảnh được cải biên từ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung đã gửi lên những lời chia buồn sau khi biết tin ông đã qua đời ở tuổi 94.
Lý Nhược Đồng: “Đột nhiên nhận được tin tức có chút ngây dại. Tiểu Long Nữ trong văn chương của ông ấy đã cho tôi tất cả, tất cả. Mặc dù chưa từng gặp qua nhưng luôn cho chúng tôi cảm giác rất đặc biệt và tôn kính dành cho ông ấy. Cảm ơn Ông đã viết ra nhân vật này và cuộc đời tôi cũng có vinh hạnh đảm nhận qua. Tra đại hiệp lên đường bình an.”
Trần Nghiên Hy: “Tác giả mà tôi yêu thích nhất là Kim Dung lão sư. Cảm ơn những quyển sách của ông đã bên cạnh tôi từ ngày lẫn đêm những năm tôi học cấp ba, đại học, chỉ dạy tôi biết thế nào là tinh thần nghĩa hiệp. Rất vinh hạnh có thể đảm nhận nhân vật trong những quyển sách của ông, tìm được niềm yêu thích trong cuộc đời. Bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời. Cũng rất cảm ơn vì đã có phần duyên phận này. Mặc dù chưa có vinh hạnh được gặp mặt ông nhưng ông luôn ở trong trái tim của tôi. Lên đường bình an.”
Trần Tiểu xuân: “Tiểu Bảo xin từ biệt, Tra đại hiệp lên đường bình an“
Nhậm Hiển Tề: “Vừa nhận được tin Bác Kim Dung qua đời trong lòng rất không nỡ! Cảm ơn đại sư đã để lại cho chúng tôi nhiều tác phẩm đặc sắc đến vậy, làm phong phú lên thế giới võ hiệp trong tưởng tượng của mỗi người. Nguyện cho ông mọi thứ trên trời đều tốt đẹp”.
Đặng Siêu: “Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, tiếu thi thần hiệp ỷ bích uyên. Kim Dung tiên sinh”
Châu Tấn: “Tiên sinh thành tiên lên đường“.
Tô Hữu Bằng: “Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, tiếu thi thần hiệp ỷ bích uyên”
Huỳnh Hiểu Minh: “Lúc nhỏ thế giới võ hiệp của tôi cũng chính là thế giới do Kim Dung tiên sinh sáng tạo nên. Mỗi quyển sách tôi đọc mỗi bộ phim tôi xem đều là tác phẩm của Kim Dung…Mặc dù Kim Dung tiên sinh đã lên thiên đường nhưng tinh thần hiệp khách của ông vẫn mãi tồn tại trong nhân gian.”
Lưu Đào: “Cảm ơn A Châu dưới ngòi bút của ông đã cho tôi có thể cảm nhận được tinh thân phấn đấu quên mình. Những quyển sách của Ông đã viết lên một thời đại truyền kỳ. Đại sự thiên cổ, giang hồ tạm biệt.”
Dương Dương: “Thời niên thiếu của tôi cảm ơn khi có “Giang hồ” của Ông bên cạnh, Kim Dung đại sư lên đường bình an“.
Vu Chính: “Tôi và Kim Dung lão sư là cùng quê hương với nhau. Tôi đã từng quay hai tác phẩm của ông ấy. Bây giờ cảm thấy rất buồn không biết phải nói gì cho tốt đây. Cảm giác được sự kết thúc của một thời đại. Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy không có bất kỳ quyển tiểu thuyết võ hiệp nào có thể vượt qua được Kim Dung lão sư cả. Hy vọng Kim Dung lão sư có thể an nghỉ”
Vương Lực Hoành : “Tiếu ngạo Thiên Đường, Kim Dung đại sư đi đường bình an“
Lục Tiểu Linh Đồng: “May mắn diễn qua phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết “Liên Thành quyết” của Kim Dung tiên sinh, mong Kim đại hiệp lên đường bình an!“
Mã Tư Thuần: “Trong thiên hạ võ công cao nhất chính là thời gian”
Hồ Quân: “Đây là khi chúng tôi @Huỳnh Hiểu Minh @Nhất Hào Lập Tỉnh @Trương Kỷ Trung ở nhà của Kim Dung tiên sinh mừng sinh nhật ông 90 tuổi. Trước khi đi, Kim Dung tiên sinh nhất quyết phải đưa chúng tôi ra đến thang máy. Không ngờ cái vẫy tay trước cửa lần đó lại là vĩnh biệt. Kim Dung tiên sinh lên đường bình an“.
Trần Hiểu Đông: “Trước mắt các trưởng bối, các ca ca kính phục… Quá đau lòng rồi… Tôn kính!“
Kim Dung là người đồng sáng lập của Nhật báo Hong Kong Minh Báo, ông được ca tụng là một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc. Kim Dung đã tạo ra 15 bộ kiệt tác tiểu thuyết võ thuật, và là tiểu thuyết gia người Trung Quốc hiếm hoi nổi tiếng toàn cầu.
Những tác phẩm của ông được bán ra hơn 300 triệu bản. Tiểu thuyết của Kim Dung được mua bản quyền chuyển thể thành những bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng, thậm chí còn được chuyển thành game online. “Đông Tà Tây Độc”, “Tiếu ngạo giang hồ”, “Thiên long bát bộ”, “Anh hùng xạ điêu”, “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”, “Thần điêu đại hiệp”,… tất cả những tác phẩm tiểu thuyết của Kim Dung đều làm mưa làm gió trong suốt nửa thế kỷ qua. Đến bây giờ, Kim Dung đã tạo nên một thương hiệu, cứ nhắc đến phim võ thuật, người ta lại nói đến “Phim Kim Dung”.
Kim Dung trải qua 3 đời vợ và có bốn người con (hai trai hai gái) nhưng không ai trong số họ theo nghiệp của cha. Sự ra đi của Kim Dung gây nên một tiếc nuối lớn cho giới văn học Trung Quốc. Tất cả truyền thông từ Đại Lục, Hong Kong hay Đài Loan đều đưa tin tiếc thương về sự ra đi của nhà văn ảnh hưởng nhất đương thời.