Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Điểm danh 20 'quả bom xịt' Hollywood của phòng vé trong năm 2017 (P.2)

Hàng loạt bộ phim đã được kỳ vọng sẽ mang về doanh thu "khủng" cho nhà sản xuất. Thế nhưng, đời không như là mơ, thực tế lại khác xa với mong đợi.

Tiếp theo kỳ trước, chúng ta cùng khám phá danh sách những bộ phim có doanh thu không cao như nhà sản xuất trông chờ.

10. The Great Wall

Nghe đến cái tên phim thôi là nhiều khán giả đã cho rằng đây đích thị là bộ phim chỉ dành cho những đối tượng quan tâm đến văn hóa Trung Quốc. Với kinh phí 150 triệu USD và vai chính do Matt Damon đảm nhận, đây cũng là bộ phim sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính đầu tiên của vị đạo diễn Trung Quốc lừng danh Trương Nghệ Mưu. Thất bại thảm hại ở thị trường Bắc Mỹ với vỏn vẹn 45 triệu USD. Đồng thời, tình hình thị trường quốc tế cũng không mấy khả quan cho lắm. Đây quả là một điều đáng tiếc vì Trương Nghệ Mưu đã từng cho ra đời nhiều bộ phim với kinh phí tuy thấp nhưng vẫn khiến khán giả phải gật gù tâm đắc.

9. XXX: The Return of the Xander Cage

Từ Chronicles of Riddick cho đến bom tấn Fast and Furious, Vin Diesel đã phải trải qua một chặng đường dài mới đạt đến thành công hôm nay. XXX: Return of Xander Cage là phần ba của loạt phim hành động xoay quanh các siêu mật vụ sở hữu khả năng siêu đẳng mang mật danh XXX do NSA tuyển chọn và đào tạo.

Doanh thu trong nước thua hụt một nửa so với kinh phí 85 triệu đô ban đầu. May thay, bộ phim vẫn thu được 350 triệu USD trên thị trường quốc tế. Bộ phim có thể hấp dẫn khán giả bởi những pha hành động mới lạ, độc đáo, cùng sự xuất hiện của hàng loạt bóng hồng gợi cảm, nhưng để khôi phục thương hiệu XXX và làm tiếp phần bốn, các nhà sản xuất có lẽ cần phải cố gắng đầu tư hơn nữa cho phần kịch bản phim.

8. Valerian and the City of a Thousand Planets

Đây là bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh hoành tráng 50 năm tuổi mang tên Valerian & Laureline (1967) của Pháp. Đứa con tinh thần của tác giả Moebius được đạo diễn Luc Bensson dựng thành bản điện ảnh trong 2017 đã khiến các fan cứng cựa của bộ truyện tranh này cực kỳ thất vọng.

Với kinh phí sản xuất ngốn hết 177 triệu USD nhưng bộ phim chỉ thu lại 40.5 triệu ở thị trường trong nước. Con số 225 triệu USD ở các phòng vé quốc tế thực ra cũng chỉ đủ bù chi phí quảng bá cho bộ phim. Nếu khán giả đang tìm kiếm một tác phẩm sci-fi đột phá về mặt cốt truyện và diễn xuất thì rõ ràng đây không phải là một lựa chọn lý tưởng rồi.

7. King Arthur: Legend of the Sword

Đây là một bộ phim hành động pha thêm chút thần thoại ly kỳ dựa trên câu chuyện kinh điển về vua Arthur - một chàng trai trẻ chính trực và giàu lòng nhiệt huyết, vận mệnh của cậu chỉ bắt đầu thay đổi sau khi nắm trong tay thanh kiếm Excalibur.

Bộ phim có chi phí sản xuất khá lớn - 177 triệu USD mà phần lớn trong đó là chi phí quảng bá. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực miệt mài của Warner Bros, tổng doanh thu từ các rạp chiếu ngoài nước còn chưa đạt tới con số 150 triệu USD.

6. Chips

Chips có nội dung kể về hai nhân viên Cảnh sát tuần tra California với chiếc xe gắn máy ở trung lộ được giao nhiệm vụ tuần tra đường cao tốc, nhiều khi cả hai còn tương trợ giúp đỡ người dân, thậm chí điều tra tội phạm. Bộ phim lấy bối cảnh những năm 80 mang lại nhiều hoài niệm cho người xem.

Bộ phim chỉ thu được vỏn vẹn 6.5 triệu USD ở các rạp trong nước và 27 triệu USD trên thế giới với tổng kinh phí sản xuất 25 triệu USD.

5. Baywatch

Chúng ta vừa đề cập đến thập niên 80 ở trên đúng không? Series truyền hình cùng tên được trình chiếu vào giai đoạn những năm 80, 90 và đầu 2000 chỉ tập trung sự chú ý vào hai diễn viên: cô đào nóng bỏng Pamela Anderson và tài tử David Hasselhoff. Về cơ bản, mạch truyện xoay quay trai xinh gái đẹp đi qua đi lại tán tỉnh nhau trên bãi biển Los Angeles. Nam diễn viên Dwayne Johnson tuy được nhiều khán giả yêu thích song cũng không thể cứu vãn nổi tình hình phòng vé của phiên bản điện ảnh này.

Với tổng kinh phí 69 triệu USD, Baywatch chỉ “cá kiếm” được 58 triệu USD ở thị trường Bắc Mỹ và 177 triệu USD ở thị trường thế giới. Có lẽ còn lâu các nhà sản xuất mới dám thực hiện các dự án tiếp theo dưới thương hiệu này.

4. Daddy’s Home 2

Với sự góp mặt của Will Ferrell, Mark Wahlberg và sự trở lại của Mel Gibson, các nhà sản xuất đã khá tin tưởng vào sự thành công của bộ phim tiếp nối phần một năm 2015. Nhưng có lẽ, khán giả không còn hứng thú mấy với thể loại hài gia đình nhẹ nhàng này nữa.

Với tổng chi phí sản xuất là 69 triệu USD (mà phần lớn để chi trả cho dàn diễn viên hạng A), bộ phim chỉ thu được 96.5 triệu USD trong nước và 157 triệu USD trên toàn thế giới.

3. Smurfs: The Lost Village

Những nhân vật tí hon màu xanh vốn rất được lòng các khán giả nhí lại một lần nữa tái xuất trên màn ảnh năm 2017. Smurfs: The Lost Village lần này là một bộ phim hoạt hình chứ không phải live-action như hai lần trước (2011 và 2013).

Những chú Xì Trum nổi tiếng khắp thế giới, thậm chí từng sánh ngang với thương hiệu Peanuts, nay cũng không còn sức hút đối với người xem nữa. Bộ phim chỉ thu được 45 triệu USD trong nước với kinh phí sản xuất 60 triệu USD, nhưng trên thị trường quốc tế, bộ phim lại gặt hái nhiều thành công với tổng doanh thu lên đến 197 triệu USD.

2. Diary of a Wimpy Kid: The Long Haul

Thành thật mà nói, Nhật Ký Chú Bé Nhút Nhát là một bộ phim có nhiều tiềm năng. Series sách cùng tên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả khắp nơi trên thế giới và cho đến nay, tác phẩm này đã được chuyển thể thành bốn tập phim. Ba tập đầu có doanh thu phòng vé tương đối ổn nhưng với phần 4 thì lại là ngoại lệ.

Với chi phí sản xuất 22 triệu đô, bộ phim chỉ thu được 21 triệu USD từ các rạp chiếu tại Bắc Mỹ và 40 triệu trên toàn thế giới. Có lẽ đã đến lúc hãng Fox khép lại series này một lần và mãi mãi.

1. The House

Có thể nói, điểm chung của Daddy’s Home 2The House đó là cả hai đều là “bom xịt” năm 2017 với Will Ferrel đảm nhận vai chính. Đồng thời, sự xuất hiện của nữ diễn viên Amy Poehler cũng không thể cứu bộ phim thoát khỏi án tử phòng vé.

Với kinh phí đầu tư chỉ 40 triệu USD (tương đối thấp so với tiêu chuẩn của Hollywood hiện nay), doanh thu trong nước của bộ phim chỉ cán mốc 26 triệu. Tình hình không thể tồi tệ hơn được nữa khi tổng lợi nhuận thu được từ các rạp chiếu trên toàn thế giới chỉ được 34.5 triệu USD. Cú này không còn là “bom xịt” dạng vừa nữa mà phải xét vào diện “bom cảm tử”. Không hiểu các nhà làm phim nghĩ gì khi liều mình sản xuất bộ phim này. Tuy vậy, có một điều chắc chắn rằng, trường hợp này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và từ đây, chúng ta hy vọng các nhà làm phim suy xét cẩn thận và đầu tư kỹ lưỡng hơn cho các dự án của mình nếu không muốn lại bị “gọi hồn” trong danh sách “bom xịt”những năm sau.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Anh Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?