Phim Ảnh

Dàn mỹ nhân ‘Thâm cung nội chiến’ trong 11 năm qua

Chia sẻ

“Thâm cung nội chiến” chưa bao giờ bị thời gian ghẻ lạnh. Đã 11 năm kể từ lúc xuất xưởng nhưng những ký ức về phim vẫn mới như ngày hôm qua.

Thâm cung nội chiến phô bày trần trụi sự thật ở chốn lầu son gác tía, nơi những người phụ nữ như con thiêu thân lao vào cuộc chiến tàn khốc chỉ để giành lấy một người đàn ông mà chính mình cũng không hề có tình cảm. Được, mất, thành, bại… đều là phù du thoáng qua. Bởi rốt cuộc, họ cũng chỉ là những kẻ đáng thương đang vùi chôn tuổi thanh xuân của mình nơi nấm mồ vô hình mang tên hậu cung.

cung1-7009-1441600684_490x294

Trình làng năm 2004, Thâm cung nội chiến tạo nên cơn lốc càn quét qua màn ảnh nhỏ của khắp các nước châu Á. Được coi là “bà tổ” của đề tài hậu cung tranh sủng, bộ phim kinh điển này đã mở ra một kỷ nguyên phim cung đấu trong toàn khu vực. Là sản phẩm của sự hoàn hảo, mỗi thước phim trong Thâm cung nội chiến đều đạt đến mức mẫu mực và chỉn chu. Cho đến tận hôm nay, bài toán Thâm cung nội chiến vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều triết lý ẩn dụ thâm sâu và khó đoán.

Bộ phim tạo ra những kỷ lục vô tiền khoáng hậu, đưa bốn nữ diễn viên chính của phim bước lên hàng ngũ “vương thượng vương”, tạc vào lịch sử TVB bốn tượng đài nhân vật. Ngay cả sau nhiều năm nữa với hàng ngàn bộ phim mới, bạn cũng khó có thể quên được Nhĩ Thuần, Ngọc Doanh, An Xuyến và Như Phi.

Đổng Giai Nhĩ Thuần (Xa Thi Mạn)

Là một nữ nhân thông minh, xinh đẹp, nhưng ai dám nói Nhĩ Thuần là người phụ nữ tốt số? Thủ đoạn, mưu mô và tàn nhẫn, nhưng ai dám nói trái tim cô làm bằng sắt đá? Đằng sau cái vỏ bọc lạnh lùng đó là một Nhĩ Thuần mong manh, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tranh sủng chốn hậu cung chỉ vì ơn dưỡng dục của nghĩa phụ, cô đến yêu cũng không có quyền để lựa chọn. Ghen tuông, đố kỵ… cũng chỉ vì một người đàn ông mãi mãi không bao giờ thuộc về mình. Hãm hại người khác là để bảo vệ chính mình. Nhĩ Thuần được gì trong cuộc chiến không có hồi kết này? Đến phút cuối, cô cũng chỉ một kẻ trắng tay ôm mối hận thiên thu mà thôi.

xa thi man

Thâm cung nội chiến đánh dấu giai đoạn chín muồi trong diễn xuất của người đẹp Xa Thi Mạn. Với nhân vật Đổng Giai Nhĩ Thuần, mỹ nữ họ Xa thể hiện khả năng diễn xuất xuất thần của mình qua nhiều phân đoạn miêu tả tâm lý phức tạp và biến hóa. Đây là một trong những vai diễn mang tính bước ngoặt của cô, là bệ phóng quan trọng đưa cô tiến gần đến vị trí “nhất tỷ” những năm sau đó. Kể từ Thâm cung nội chiến, Xa Thi Mạn trút bỏ biệt hiệu “bình hoa di động”, đường hoàng bước chân vào phái thực lực của TVB bằng cả nhan sắc và tài năng của mình.

Tháng 11 vừa qua, “Đường về hạnh phúc” có sự góp mặt của Xa Thi Mạn đã càn quét các phòng vé.

Tháng 11 vừa qua, v có sự góp mặt của Xa Thi Mạn đã bùng nổ tại các phòng chiếu.

Hiện tại, dù không còn ký hợp đồng dài hạn với nhà đài, song Xa Thi Mạn vẫn là “nhất tỷ không ngai” tại đây. Trong năm 2016, cô sẽ trở lại TVB với một dự án đình đám, có khả năng là phim khánh thành đài. Hiện tại, Xa Thi Mạn đang thử thách bản thân mình trên màn ảnh lớn. Với sự thành công doanh thu của Bao la vùng trời vào đầu năm nay, Đường về hạnh phúc của cô lại nối gót tạo nên hiệu ứng ở các rạp vào giữa tháng 11 qua. Sắp tới đây, cô lại sánh vai cùng “mỹ nam vạn người mê” Cổ Thiên Lạc trong bom tấn Sứ đồ hành giả bản điện ảnh. Sau một quá trình dài tạc mình vào lịch sử truyền hình xứ Hương Cảng, trong tương lai không xa có lẽ chúng ta sẽ gặp lại bóng hồng họ Xa trong ngôi vị Ảnh hậu của màn ảnh rộng.

Nữu Cô Lộc Như Nguyệt - Như Phi (Đặng Tụy Văn)

Không ai là kẻ chiến thắng mãi mãi, Như Phi thoáng chốc trên đỉnh cao của danh vọng cũng phải chịu cảnh “mèo lại hoàn mèo”. Nếu nói Như Phi độc ác thì những kẻ đẩy cô vào con đường mưu mô lại càng ác độc muôn phần. Ở cấm cung lạnh lẽo, cô chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: hoặc là mình sống, hoặc là kẻ khác chết. Con ngựa dù khỏe đến đâu, chạy mãi rồi cũng phải chồn chân. Guồng quay khắc nghiệt của chốn hậu cung xoáy người đàn bà này trải qua bao thăng trầm biến cố. Thứ làm con người ta đau khổ nhất là phải “ác giả”, bởi lẽ bản chất nguyên sơ của con người cũng không nằm ngoài chữ thiện. Hy sinh cả đứa con mình mang nặng đẻ đau để được phụng hoàng tái khởi, Như Phi nhẫn tâm hay do hậu cung không tồn tại tình người?

“Không có Như Phi, không có Thâm cung nội chiến”.

“Không có Như Phi, không có Thâm cung nội chiến”.

Đặng Tụy Văn là một trong những nữ diễn viên tài năng nhất của TVB. Chứng tỏ được khả năng diễn xuất bẩm sinh ngay từ khóa đào tạo diễn viên của TVB, Đặng Tụy Văn ngay lập tức được cất nhắc vào tuyến chính trong bộ phim đầu tay của mình. Với Thâm cung nội chiến, mặc dù đất diễn có phần ít hơn 3 người đồng nghiệp song Nữu Cô Lộc Như Nguyệt là nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất phim. Hình ảnh Như Phi được mở đầu và kết thúc cho cả bộ phim, cũng như nhiều khán giả khẳng định “Không có Như Phi, không có Thâm cung nội chiến”.

Đặng Tụy Văn gây ấn tượng trên màn ảnh Đại Lục qua nhân vật Võ Tắc Thiên.

Đặng Tụy Văn gây ấn tượng trên màn ảnh Đại Lục qua nhân vật Võ Tắc Thiên.

Mặc dù khiến giới phê bình tốn không ít giấy mực khen ngợi, song vai Như Phi vẫn chưa phải là đỉnh cao trong sự nghiệp của Đặng Tụy Văn. Chính bằng nhân vật Tứ phu nhân trong Xứng danh tài nữ và Trịnh Cửu Muội trong Nghĩa hải hào tình, Đặng Tụy Văn đưa mình bước lên hàng ngũ tiền bối sánh ngang hàng cùng những cây đại thụ của TVB như Uông Minh Thuyên, Trịnh Du Linh,… Sau thất bại của Thâm cung nội chiến 2, cô chính thức chia tay với TVB, tập trung phát triển sự nghiệp ở Đại Lục. Do xu hướng trẻ hóa diễn viên chính của ngành giải trí Trung Quốc nên mỹ nhân họ Đặng chỉ góp mặt ở tuyến phụ hoặc thứ chính, song vai diễn của cô luôn là điểm sáng nhất phim, điển hình như trong Tân hoàn châu cách cách, Chế tạo mỹ nhân,… Hiện tại, cựu hoa đán hàng đầu TVB đang dành nhiều thời gian hơn cho đời tư của mình.

An Xuyến (Trương Khả Di)

“Người ta nói ông trời có mắt, tôi nói ông không có tròng”. Khéo léo, ứng biến trong mối quan hệ phò chủ - dạy nô, An Xuyến đã toàn tâm toàn lực cho chốn thâm cung, nhưng đến cuối cùng, cô nhận lại được cái gì? Tạo hóa quá trớ trêu khi trút hết mọi đau khổ lên người cô gái nhỏ bé này. Thà làm một bồ công anh phiêu diêu khắp nơi còn hơn một An Xuyến luôn phải đau đầu ủ mưu ôm mối hận thù ngàn năm nơi cung cấm vô tình. An Xuyến không thâm độc, nhưng bi kịch khiến cô phải trở nên thủ đoạn, hãm hại tỷ muội tốt của mình, biến cô trở thành loại người mà chính cô từng khinh bỉ.

Vai diễn nửa chính nửa tà An Xuyến để lại dấu ấn khó phai với khán giả.

Vai diễn nửa chính nửa tà An Xuyến để lại dấu ấn khó phai với khán giả.

Có thể nói An Xuyến là nhân vật phức tạp nhất trong Thâm cung nội chiến. Sau khi hoàn thành vai diễn nặng ký này, Trương Khả Di đã mắc phải chứng trầm cảm. Phải rất lâu sau đó nữ diễn viên mới lấy lại phong độ và tiến bước trên sự nghiệp của mình. Hiện tại, cô đã cắt hợp đồng với nhà “mẹ đẻ” TVB và trở thành diễn viên tự do. Bộ phim cuối cùng của nữ hoa đán tại nhà đài là Bằng chứng thép 3, hợp diễn cùng Thị đế Lê Diệu Tường.

“Nếu còn có kiếp sau, nguyện không làm người Hong Kong” đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của Trương Khả Di.

“Nếu còn có kiếp sau, nguyện không làm người Hong Kong” đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của Trương Khả Di.

Đầu năm 2015, Trương Khả Di trở thành từ khóa tìm kiếm nóng nhất trên Google Hong Kong nhờ sự thành công vang dội của tác phẩm Nếu còn có kiếp sau, nguyện không làm người Hong Kong. Đây là chế tác của hãng phim HKTV, là một bước đột phá trong lĩnh vực truyền hình. Mặc dù khai thác đề tài nhạy cảm là mâu thuẫn giữa người dân xứ Cảng thơm và người Đại lục, song phim không hề bị ném đá mà còn nhận được những phản hồi tích cực từ giới phê bình lẫn người xem. Một lần nữa, Trương Khả Di lại chinh phục khán giả thông qua diễn xuất hoàn hảo của mình.

Hầu Giai Ngọc Doanh (Lê Tư)

“Trên đời này có 2 loại người. Loại thứ nhất sinh ra để được người khác yêu. Loại còn lại tồn tại trên đời để hy sinh cho kẻ khác”. Có thể ai cũng nghĩ Ngọc Doanh là một cô gái may mắn khi được Tôn Bạch Dương yêu thương, được An Xuyến phò trợ, được Hoàng hậu dẫn đường. Nhưng nếu xét về đau khổ, Ngọc Doanh có thua một ai? Lao vào cuộc tình không có kết quả để rồi phải vấn vương, dằn vặt; đặt hết tình cảm cho tỷ muội tốt của mình để rồi bị phản bội trong sự ngỡ ngàng. Bề ngoài cao ngạo, kiêu hãnh của cô liệu có đủ dày để che đi sự tự ti và nỗi u hoài của một bóng hồng bạc mệnh lẻ loi nơi hậu cung hiểm độc?

Ngọc Doanh là nhân vật nổi bật nhất trong sự nghiệp diễn xuất của"vương thượng vương" Lê Tư.

Ngọc Doanh là nhân vật nổi bật nhất trong sự nghiệp diễn xuất của”vương thượng vương” Lê Tư.

Thâm cung nội chiến tham gia vào cuộc chiến giải thưởng TVB năm 2004 và thâu tóm hết toàn bộ giải thưởng lớn. Trong đó, Lê Tư đăng quang ngôi vị Thị Hậu của năm. Dẫu vậy, vẫn có nhiều tranh cãi cho rằng năm đó nhà đài nên có bốn Thị Hậu vì cả bốn nữ diễn viên đều xuất sắc ngang qua. Sau Thâm cung nội chiến, cái bóng quá lớn của Ngọc Doanh khiến cô không thể có vai diễn nào nổi bật hơn. Năm 2009, Lê Tư chính thức rút chân khỏi làng giải trí, tập trung chăm lo cho đời sống gia đình. Ở tuổi 44, nhan sắc của cựu hoa đán vẫn còn mặn mà rung động lòng người.

Chia sẻ
Tin mới nhất