Trong thế giới giả tưởng cũng như thế giới thực, tiền tệ là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có 1 số thế giới giả tưởng lại sử dụng những đơn vị tiền tệ khác nhau, nhằm tạo nên cái chất riêng cho thế giới ấy. Một trong số đó là đồng tiền ryo của thế giới Naruto, và đây cũng là 1 trong những đơn vị tiền tệ khiến khán giả... tò mò về điều kiện kinh tế của những nhẫn giả so với thế giới thật.
Vậy ryo là gì, những nhẫn giả giàu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Ryo (両) là đơn vị tiền tệ được dùng trong thế giới Naruto. Nó được căn cứ dựa trên đồng vàng Nhật cổ được dùng ở Nhật Bản trước thời Meiji, sau đó thì bị thay thế bằng Yên. Trong cuốn Official Fan Book: Hiden: Hyou no Sho, Kishimoto Masashi đã tiết lộ tỷ giá hối đoái của một ryo là 10 Yên, và nếu ở Mỹ thì sẽ theo tỷ giá khoảng 11 ryo = 1 đô la.
Mặc dù tiền bạc không được chú ý nhiều trong truyện, nhưng những giá trị xác định và tổng số tiền cũng đã được nhắc đến. Ví dụ, theo Naruto chap 320, Sarutobi Asuma có giá truy nã tới 35 triệu ryo (khoảng 350 triệu Yên), nhiều hơn 5 triệu ryo so với đồng nghiệp của mình, Chiriku - một trong Thập Nhị Nhẫn Giả Hộ Vệ (30 triệu ryo).
Các nhẫn giả thường kiếm tiền từ việc hoàn thành nhiệm vụ. Ở làng Konoha, phần thưởng sẽ được rơi vào khoảng từ 5 ngàn ryo cho nhiệm vụ cấp D và hơn 1 triệu ryo cho nhiệm vụ cấp S. Trong anime, Utakata đã bị truy nã với giá 5 triệu ryo do hành động đào tẩu của mình khỏi làng Sương Mù.
Trong Boruto chap 13, băng cướp Mujina đã bắt cóc Madoka Tentou - con trai của Lãnh chúa Hỏa Quốc Madoka Ikkyu, nhằm ép ngài thả toàn bộ số tội phạm trong lâu đài Hoozuki và số tiền chuộc là… 5 trăm triệu ryo. Đây được coi là 1 gia tài vô cùng khổng lồ.
Vậy theo như ta thấy, điều kiện sống của các nhẫn giả chính thức thực chất rất tốt, khi đó mới chỉ tính về mặt… tiền thưởng cho nhiệm vụ. Trong khi đó, họ có thể còn có lương cứng như các công việc ngoài xã hội, cũng tương tự như việc đầu tư cho quân đội tại các quốc gia trong thực tế. Không những đủ để trang trải cuộc sống và chi tiêu cá nhân, họ cũng có thể dùng số tiền đó để chi trả cho vũ khí, vật dụng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ.
Theo tính toán của 1 fan nước ngoài có nickname là #theredcourage, trường hợp của Shikamaru cũng đủ để cho thấy 1 shinobi giỏi có thể giàu thế nào. Theo thông tin chính thức, số nhiệm vụ mà Shikamaru hoàn thành trong 3 năm ở Naruto Shippuden tổng cộng là 39, gồm 8 nhiệm vụ cấp D, 3 nhiệm vụ cấp C, 9 nhiệm vụ cấp B và 19 nhiệm vụ cấp A.
Giả định, ta sẽ lấy mức nhiệm vụ cấp D là 5.000 ryo, cấp C là 30.000 ryo, cấp B là 90.000 ryo, và cấp A là 150.000 ryo.
8 nhiệm vụ cấp D x 5.000 ryo = 40.000 ryo
3 nhiệm vụ cấp C x 30.000 ryo = 90.000 ryo
9 nhiệm vụ cấp B x 80.000 ryo = 720.000 ryo
19 nhiệm vụ cấp A x 150.000 ryo = 2.850.000 ryo
Tổng cộng: 3.700.000 ryo (khoảng 336.364 đô la trong thực tế), tức trung bình là 1.233.330 ryo một năm hoặc 112.120 đô la.
Một bữa ăn tại một tiệm ăn trung bình tại Mỹ (ví dụ như Mcdonald's) có thể có giá khoảng 12 đô. Điều đó có nghĩa là Shikamaru có sức mua khoảng 779 bữa ăn tại các tiệm ăn có thương liệu lớn như vậy mỗi tháng (trong số 112.120 đô/ năm). Về mặt cơ bản, tiền lương của Shikamaru có thể nuôi ít nhất… 8 người ba bữa ăn tại tiệm ăn mỗi ngày. Theo khảo sát, dân thường tại Nhật trung bình chỉ có thể nuôi 2 người ba bữa ăn tại tiệm ăn mỗi ngày mà thôi.
Và đó còn chưa kể đến giả thuyết rằng anh cũng được nhận lương cứng.
Trong Naruto the Movie: Guardians of the Crescent Moon Kingdom (Naruto: Những Vệ binh Nguyệt quốc), khi Michiru Tsuki viết hóa đơn mua rạp xiếc, nó có kí hiệu đô la, ám chỉ rằng Nguyệt quốc không dùng ryo như các nơi khác. Việc Michiru chi 1 tỷ đô la chỉ để mua rạp xiếc, cho thấy rằng Nguyệt quốc rất giàu có và bản thân anh là 1 tên tiêu xài vô cùng hoang phí.
Các game thuộc đề tài Naruto cũng sử dụng ryo dùng để mở khóa các vật phẩm lạ, bài hát, đoạn phim mô hình nhân vật và có thể nâng cấp chỉ số nhân vật (nếu có).