Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Chuyển thể Dragon Ball thành live action, tại sao không?

Chuyển thể Dragon Ball thành live action luôn là một bài toán khó đối với bất cứ hãng phim nào, bởi việc bê nguyên mọi thứ lên màn ảnh là không hề dễ dàng.

Trailer bộ phim “Detective: Pikachu”.

Chuyển thể anime/manga thành live action luôn là những bài toán khó đối với bất cứ hãng phim nào, bởi việc bê nguyên mọi thứ lên màn ảnh là không hề dễ dàng. Do đó, có rất nhiều bộ phim chuyển thể, trong đó có cả những hãng phim lớn tại Hollywood đều phải nhận những thất bại thảm hại, bao gồm cả Dragon Ball live action trong quá khứ.

Lý do là bởi những tạo hình cực phi thực tế “chỉ có thể vẽ mới ra nổi” của những bộ truyện này, cùng cốt truyện trong nguyên tác quá dài để có thể tóm tắt được đã khiến ngách phim live action từ manga càng khó được phát triển hơn. Tuy nhiên, đấy không phải là những lý do lớn nhất. Trở ngại thật sự khiến những bộ phim này thất bại là việc tái định vị một cách sai lầm hình ảnh các nhân vật của các đạo diễn và biên kịch.

Do đó, mỗi khi nhắc tới live action chuyển thể từ anime/manga, các fan lại có xu hướng dè chừng và sẵn sàng ném cả rổ gạch về phía nhà sản xuất dù dự án… còn đang được thai nghén. Nhưng, cũng không hẳn là bất khả thi khi từ trước tới nay, đã có rất nhiều dự án đã được chuyển thể thành công và trở thành những siêu phẩm bất hủ của nền điện ảnh.

“Rurouni Kenshin Trilogy” được coi là một trong những tượng đài của làng live action, và sẽ trở lại với hai phần phim kế tiếp trong tương lai.

Ví dụ, chúng ta có thể kể đến những live action xuất sắc như Chihayafuru: Musubi (2018), Inuyashiki (2018), Ajin (2017), Impossibility Defense (2018), hai phần phim Gintama (2017 và 2018), Death Note TrilogyRurouni Kenshin Trilogy. Trong đó, có tới 9 phần phim live action xuất sắc lại được ra lò tại… Warner Bros. Japan, công ty chi nhánh của hãng Warner Bros. tại xứ sở Hoa Anh Đào.

Ngược lại, có rất nhiều bộ phim dù được tạo nên bởi những hãng phim “100% Nhật Bản” nhưng lại nhận về sự chê trách đến từ khán giả quê nhà. Ví dụ điển hình nhất chính là hai phần phim Shingeki no Kyojin, với phần đầu được đánh giá là “tạm ổn” và phần hai thì bị nhận xét là “không thể chấp nhận được”.

Phần hai của “Shingeki no Kyojin” live action được coi là tác phẩm thất bại.

Vậy, điều gì đã làm nên thành công thực sự, hoặc thất bại của thể loại phim này? Liệu tham vọng chuyển thể Dragon Ball của Hollywood có khả thi không? Hãy cùng bàn luận qua bài dưới đây nhé.

1. Tạo hình

Tạo hình là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc bộ phim đó có gây được ấn tượng đối với khán giả hay không. Đối với một bộ phim live action từ manga, tạo hình nhân vật phải càng được chú ý hơn cả, vì bộ phim không chỉ phục vụ các khán giả đại chúng mà còn các fan “ruột” của nguyên tác. Ekip không thể xem nhẹ thị hiếu, sở thích của bên nào, dù là fan hay là khán giả điện ảnh.

Tạo hình Saiki Kusuo của “hoàng tử live action” Yamazaki Kento có thể nói là theo xu hướng cân bằng cho cả mặt fan và đại chúng. Dù sao thì, Kento đẹp trai mà, nên cái gì cũng dễ bỏ qua cả.

Do đó, đối với dòng phim này, đội ngũ tạo hình vai diễn không cần phải mang đến màn ảnh rộng một nhân vật giống y đúc trong truyện. Điều họ cần lưu tâm đó là phải tạo được sự gần gũi, dễ nhìn và quen thuộc cho nhân vật trước người xem, để dù là fan hay người mới xem lần đầu. Nhiệm vụ giúp khán giả có thể chấp nhận được tạo hình của vai diễn có vai trò quan trọng hơn việc cố gắng làm chuẩn chỉnh như bản gốc, nhưng lại biến nhân vật trở nên… dở hơi một cách bất thường.

Chúng ta có thể điểm tới Satoh Takeru (vai Hiro Shishigami trong Inuyashiki) và Oguri Shun (vai Gintoki trong Gintama). Về mặt cơ bản, Takeru không hề sở hữu khuôn mặt trẻ trung kiểu học sinh trung học như vai diễn Hiro mình đảm nhận, nhưng độ “ngầu” của anh đã tạo nên một điểm nhấn mới cho phiên bản “Hiro” điện ảnh. Ví dụ kế tiếp, Oguri Shun tuy không đồng “chất” điển trai như vai diễn Gintoki, nhưng anh lại được khán giả đón nhận nồng nhiệt vì phảng phất được vẻ khó chịu, ẩm ương của nhân vật trong kịch bản gốc.

Satoh Takeru và Oguri Shun đã chứng minh rằng “độ chính xác về tạo hình” chỉ mang tính tương đối.

Như thế, đối với Dragon Ball, các nhà sản xuất hoàn toàn có thể giải được câu đố liên quan đến mái tóc phồng lên tua tủa những búi tóc của phiên bản truyện tranh. Miễn vẻ ngoài của nhân vật được trình bày một cách dễ nhìn, các khán giả sẽ vui vẻ chấp nhận. Disney hoàn toàn có thể lựa chọn một mái tóc giản lược hơn và gợi nhắc khán giả về bản gốc thông qua một vài đặc điểm quen thuộc, dễ nhận ra.

Ngoài ra, những diễn viên có cấu trúc khuôn mặt đậm chất Âu hay Mĩ đều có thể được cân nhắc để trở thành thành viên của Vũ trụ Ngọc Rồng. Vì ở Dragon Ball tính đa sắc tộc được thể hiện khá mạnh mẽ, nên việc chọn những diễn viên phương Tây không phải là không thể. Nhưng chúng ta có thể biết chắc chắn, tỉ lệ diễn viên Á Đông trong bộ phim sẽ cao hơn tỉ lệ các diễn viên phương Tây.

“Dragon Ball” hoàn toàn có thể lựa chọn diễn viên đa sắc tộc, nếu như hợp lý (mặc dù ở hình này thì có vẻ diễn viên quốc tế này không hợp với tạo hình Vegeta cho lắm).

2. Thiếu… nhân vật

Thiếu nhân vật là một trong những lỗi… ngớ ngẩn và rất đáng chê trách khi hiện thực hóa những bộ manga/anime thành. Thực tế, nguyên tác thường sở hữu những nhân vật phụ thậm chí còn… nổi tiếng hơn cả nhân vật chính. Do đó, nếu một tác phẩm mà thiếu đi dàn bao hỗ trợ bên cạnh dàn nam-nữ chính thì có thể xem như đã thất bại một nửa. Điều đáng tiếc này đã từng xảy đến với bộ phim Shingeki no Kyojin, khi nhân vật thu hút nhất là Levi lại biến mất, thay vào đó thì một nhân vật lạ hoắc đã xuất hiện và chẳng được ai quan tâm.

Levi biến mất, thay vào đó lại là một nhân vật mới tên là Shikishima do diễn viên Hiroki Hasegawa đảm nhận.

3. Xây dựng cốt truyện

Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành-bại của một live action. Vì nội của nguyên tác quá nhiều nên các biên kịch sẽ rất khó khăn để gói gọn toàn bộ chúng trong khoảng hai tiếng phim chiếu rạp. Do đó, một số biên kịch đã đưa ra hai phương pháp chuyển thể, một là chuyển thể một phần và phát triển tiếp câu chuyện từ phần nền tảng này, hai là chia tổng nội dung thành hai phần phim.

Thành công của Gintama và Death Note của nhà Warner Bros chính là minh chứng cho điều này.

Trở lại với Dragon Ball, một tác phẩm vốn đã được cả thế giới biết, việc nội dung phim giới thiệu mọi thứ từ đầu là… không cần thiết. Nếu chỉ muốn lấn sân nhẹ nhàng và đo lường phản ứng khán giả, Disney hoàn toàn có thể thử thực hiện phần phim tên 

Dragon Ball Z: The History of Trunks. Đây là một cốt truyện có thể đảm bảo được nhiều yếu tố như:

– Cốt truyện đen tối;

– Hành động hoành tráng;

– Tạo hình dễ dàng (do không thực sự tập trung quá nhiều vào Vegeta và Goku).

Nếu chuyển thể thành live action, The History of Trunks là câu chuyện khả thi nhất đối với Dragon Ball.

Phim ngắn Dragon Ball: Light of Hope được coi là tác phẩm fanmade tuyệt vời nhất.

Điều này đã được minh chứng rất rõ ràng trong hai phim ngắn fanmade là Light of HopeThe Fall of Men. Mặc dù không được đầu tư như một dự án phim điện ảnh thực thụ, nhưng hai tác phẩm fanmade này lại có cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yasha

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?