Trấn Thành từng nói: “Ông Can đóng bác Ba Phi tui theo không kịp”. Nam nghệ sĩ thừa nhận bản thân ban đầu cũng đắn đo, suy nghĩ khi nhận vai diễn này vì bác Ba Phi do nghệ sĩ Mạc Can đóng là một ký ức đẹp trong lòng công chúng.
Nam MC nói rằng, mình là người thích thử thách, nên muốn làm những điều kích thích sự sáng tạo. Với bác Ba Phi do Trấn Thành đóng sẽ là một phiên bản hoàn toàn mới.
Thế nhưng, khi bộ phim ra mắt, vai diễn bác Ba Phi đã gặp không ít ý kiến chê trách từ khán giả. Đa số đều cho rằng, Trấn Thành khá “non tay” và không thể vượt qua cái bóng của nghệ sĩ Mạc Can.
Quả thật vậy, nghệ sĩ Mạc Can có nhiều vai diễn ấn tượng, để đời. ác Và vai Bác Ba Phi là vai diễn ấn tượng nhất với ông. Sau bộ phim, người dân khắp lục tỉnh Nam Kì khán giả chỉ nhớ một Mạc Can gần gũi, dí dỏm và gọi ông là Bác Ba Phi.
Mạc Can chia sẻ với SAOstar, để vào bác Ba Phi trong Đất Phương Nam, ông phải chạy chân trần trên đất nên thường xuyên bị đứt chân. Nhưng vì đóng say sưa quá ông không thấy đau, về nhà mới nhận ra.
Ông cũng chia sẻ bản thân chưa bao giờ học lời thoại, chủ yếu là nhập vai rồi có sao diễn vậy. Ông không thích thoại kiểu cứng nhắc như trả bài. Từ nhỏ đến lớn, ông không học lời thoại, chỉ cần biết sơ qua đường dây là diễn được.
Sau khi bộ phim Đất phương Nam được chuyển thể điện ảnh, Mạc Can đã được mời tham dự xem phim. Nghệ sĩ Mạc Can cũng đã nhận xét mình không hài lòng với bác Ba Phi của Trấn Thành vì Thành còn trẻ quá vào vai diễn không hợp, lời thoại không tự nhiên, vẫn còn cầm kịch bản để nói.
Thế nhưng, “lão hề” thừa nhận mình rất thương Trấn Thành vì đàn em vẫn còn nhỏ, giỏi và nhiều khả năng phát triển hơn trong tương lai.
Ở những năm thập niên 80-90, Mạc Can là gương mặt quen thuộc với khán giả. Từ trẻ em cho đến người già đều yêu mến ông bởi sự đa tài, duyên dáng và hài hước. Đóng phim, ảo thuật, viết sách, viết kịch bản... cái nào ông cũng để lại dấu ấn. Từ một “anh hề” trong gánh hát rong ở miền Tây Nam Bộ, ông phải trải qua gần cả trăm vai phụ mới được một lần giao vai chính.
Nói về hành trình gắn bó với nghiệp diễn, Mạc Can kể rằng, ngày xưa, cha của Mạc Can là ông bầu, nhưng gánh hát của gia đình ông không nằm trên đất liền, cũng chẳng có vị trí cố định mà phải lênh đênh trên sông nước.
Nói gánh hát cho sang vậy thôi, thực chất đó chỉ là một chiếc ghe chạy nay đây mai đó. Ông kể, ngày xưa không có sân khấu, ghe đi đến đâu thì cả đoàn dựng sân khấu đến đấy, thường là bãi đất trống gần chợ.
Mạc Can không theo trường lớp nào. Ông chỉ theo dõi và nắm bắt từng cử chỉ, hành động của cha mình rồi cứ vậy mà bước vào nghề. Ngoài khả năng diễn xuất tự nhiên, nam nghệ sĩ còn có biệt tài ảo thuật, biến hóa nhiều tiết mục đặc sắc.
Dẫu đi qua gần hết đời người, lão nghệ sĩ cho biết vẫn cảm thấy xúc động, lâng lâng mỗi lần được khán giả khen diễn hay, có hồn.