Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Cách thức kỳ lạ khiến 'Về nhà đi con' giữ sức nóng từ đầu đến bây giờ

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, người bị chỉ trích lại trở thành người được khán giả đồng tình, và hai vị trí đó liên tục thay đổi đối với từng nhân vật trong phim Về nhà đi con. 

Phim Về nhà đi con là bộ phim đang được khán giả dành quan tâm bậc nhất với câu chuyện của gia đình ông Sơn (Trung Anh) cùng ba cô con gái Ánh Dương (Bảo Hân), Anh Thư (Bảo Thanh) và chị cả Huệ (Thu Quỳnh).

Tác phẩm sở hữu kịch bản đơn giản, lấy đề tài gia đình, hôn nhân quen thuộc nhưng lại thành công trong việc thổi hồn vào từng nhân vật. Ba cô con gái của ông Sơn là Ánh Dương, Anh Thư và Huệ đều có nét tính cách và cuộc đời hoàn toàn khác biệt. Diễn xuất tự nhiên cộng hưởng với lời thoại “chất như nước cất” của dàn diễn viên trong phim Về nhà đi con giúp phim dễ dàng tạo cơn sốt trên cả màn ảnh nhỏ lẫn mạng xã hội.

Tác phẩm xoay quanh ba con gái của ông Sơn chia thành nhiều nhánh với các tuyến nhân vật khác nhau: mối tình của ông Sơn, chuyện hôn nhân hợp đồng giữa Vũ và Thư, chị cả Huệ với những sóng gió trong hôn nhân, chuyện tình gà bông của cô em gái mạnh mẽ, cá tính Ánh Dương; đồng thời vẫn tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Những câu chuyện nếu tách lẻ ra sẽ không tạo hiệu ứng mạnh mẽ đến vậy, nhưng khi gộp chung lại, tác phẩm Về nhà đi con tạo nên cảm giác thích thú lẫn mới lạ cho khán giả đại chúng. Tuy nhiên, lý do duy trì sức hút của phim Về nhà đi con không chỉ dừng lại ở đó.

Bộ phim không xây dựng bất cứ một nhân vật nào hoàn hảo từ đầu đến cuối phim. Mỗi nhân vật đều có những giai đoạn riêng làm công chúng phẫn nộ. Khán giả đại chúng từng tức giận trước sự nhu nhược của chị cả Huệ, không hài lòng với thái độ hỗn láo của Thư, bất bình vì ông Sơn thiên vị và giờ đây dồn mọi chỉ trích lên Ánh Dương, con gái út của ông Sơn.

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, người bị chỉ trích lại trở thành người được khán giả đồng tình, và hai vị trí đó liên tục thay đổi đối với từng nhân vật trong phim Về nhà đi con.

Ở mỗi giai đoạn, những nhân vật còn lại sẽ đại diện cho nỗi bức xúc của khán giả. Người xem từng hả lòng hả dạ khi Ánh Dương tát Khải, chồng cũ của chị cả Huệ; phấn khích chia sẻ đoạn trích Vũ chỉ trích sự ích kỷ, hỗn láo của Thư; đồng ý với cách con gái thứ hai của ông Sơn giảng giải, phản đối chuyện Ánh Dương dành tình cảm cho chú Quốc, coi chị Huệ là người phản bội…

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, người bị chỉ trích lại trở thành người được khán giả đồng tình, và hai vị trí đó liên tục thay đổi đối với từng nhân vật trong phim Về nhà đi con. 

Người theo dõi Về nhà đi con không hoàn toàn chỉ trích hay đứng về phía ai từ đầu đến cuối phim. Thậm chí, Khải, nhân vật bị ghét bậc nhất trong phim cũng từng được khán giả thương cảm, tiếc nuối khi tỏ ra hối hận về những hành động của mình.

Một mặt, bộ phim Về nhà đi con luôn tạo ra những mâu thuẫn buộc khán giả phải chờ đợi: chờ đợi Huệ thoát khỏi cuộc hôn nhân địa ngục với Khải, mong Thư và Vũ sớm dành tình cảm cho nhau, chờ Ánh Dương nhanh chóng nhận ra sự ngộ nhận tình cảm của bản thân dành cho chú Quốc…

Phía còn lại, tác phẩm tạo ra những luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Việc khán giả thi nhau lên án, bênh vực, tranh luận về các nhân vật trong phim cũng tạo nên sức hút cần có cho một bộ phim lấy đề tài hôn nhân, gia đình.

Với thể loại rom-com, đề tài hôn nhân gia đình chủ yếu hướng đến khán giả nữ, phim Về nhà đi con có lợi thế vì sở hữu ba nhân vật có tính cách khác biệt, đại diện cho những mẫu hình phụ nữ khác nhau trong xã hội. Không những thế, cách xây dựng nhân vật chân thật, xác định rõ điểm mạnh - yếu của từng người và kịch bản được sắp xếp khéo léo, hợp lý đã tạo sức hút khó suy giảm cho Về nhà đi con.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Grassie

Được quan tâm

Tin mới nhất