Lấy đề tài phụ nữ, 30 chưa phải là hết xoay quanh những sóng gió của bộ ba cô gái trước ngưỡng cửa 30: Cố Giai (Đồng Dao) - Vương Mạn Ni (Giang Sơ Ảnh) và Chung Hiểu Cần (Mao Hiểu Đồng) đã nhanh chóng chiếm được cảm tình từ khán giả xem phim.
Bước qua tuổi 30 và sự tự tin khi viết về phụ nữ
Sau năm 30 tuổi, biên kịch Trương Anh Cơ cho biết cô bắt đầu cảm thấy mình đã ở vào độ tuổi chín muồi để có thể hoàn tất những sự kiện quan trọng trong cuộc đời, có đủ tự tin để viết những câu chuyện về phụ nữ. 30 tuổi không phải là con số chấm hết mà là lúc phụ nữ phát huy được những kinh nghiệm tích lũy của bản thân trước đó.
Từ đầu năm 2018, biên kịch Trương Anh Cơ đã bắt đầu đến các công ty truyền thông, bất động sản cùng một số cửa hàng xa xỉ để quan sát nhân viên phụ trách quầy làm việc để có ý tưởng và tư liệu cuộc sống. Qua 30 tuổi, sau khi lập gia đình và có con, biên kịch Trương Anh Cơ mới tự tin viết về những người phụ nữ. Cô tự mình trải nghiệm để có chất liệu cuộc sống chân thực nhất.
Với nhân vật Chung Hiểu Cần, ngay từ đầu biên kịch nghĩ rằng cô không thể lái xe vì điều này phù hợp với tính cách yếu đuối của cô. Nếu xét về cuộc sống thời thơ ấu và hôn nhân, Chung Hiểu Cần là một người quá dựa dẫm vào người khác chính vì thế nhân vật này không thể biết lái xe.
Đối lập với Hiểu Cần, Cố Giai là người phụ nữ thông minh, nhưng sẵn sàng lui về chăm sóc gia đình và trở thành một bà nội trợ. Chính vì vậy, trong mỗi lần đi ra ngoài, Cố Giai luôn là người cầm vô lăng để chồng thoải mái chơi đùa với con trai. Mối quan hệ giữa cô và Hứa Huyễn Sơn (Lý Trạch Phong) giống như đạo diễn và nhà sản xuất. Hứa Huyễn Sơn tham gia vào việc sáng tạo nghệ thuật còn Cố Giai lại kiểm soát ngân sách, chi phí. Đây chính là điểm gây ra mâu thuẫn giữa hai người.
Trong 30 chưa phải là hết vai diễn Cố Giai của Đồng Dao có thể nói là nhân vật gây tranh cãi nhất đối với khán giả. Trương Anh Cơ bộc bạch: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Cố Giai là người phụ nữ hoàn hảo. Cô ấy cũng không phải là nữ chính của 30 chưa phải là hết. Cố Giai là tuýp người đòi hỏi sự hoàn hảo của bản thân mình trước, sau đó kéo những người xung quanh cùng nhau tiến lên. Tuy nhiên khi gặp phải một người đàn ông có phần trẻ con và nghệ sĩ như Hứa Huyễn Sơn, cô ấy sẽ gặp rất nhiều áp lực".
Điều này hoàn toàn đúng với thắc mắc của nhiều người rằng tại sao có một gia đình hoàn mà Hứa Huyễn Sơn lại đi ngoại tình. Tất cả mọi việc dường như được báo trước. Nếu nhìn lại, bạn có thể nhận ra những mâu thuẫn đã được manh nha từ đầu.
Mỗi tên nhân vật đều phản ánh tính cách riêng của họ trong phim
Nữ biên kịch sinh năm 1985 khẳng định dù cô đặc biệt thích viết về sự trưởng thành của phụ nữ nhưng không vì thế mà chà đạp lên nhân vật nam giới.
Điển hình như nhân vật Trần Dữ. Dù không giỏi diễn đạt hay bày tỏ cảm xúc nhưng bản chất đây là một người đàn ông tốt. "Tôi không nghĩ Trần Dữ cặn bã chút nào. Anh là người đàn ông điển hình cho rất nhiều người: không hòa đồng, thích ở nhà, có tiêu chuẩn đạo đức rất cao và yêu cầu bản thân khắt khe. Nếu Trần Dữ thực sự là người xấu thì anh ấy không thể tìm được một người vợ tốt như Chung Hiểu Cần".
Hứa Huyễn Sơn (Lý Trạch Phong) có cách đọc gần giống với "hoán sam" nghĩa là "thay áo", ám chỉ đây là nhân vật ngoại tình trong khi đã có vợ và con trai.
Trần Dữ (Dương Lặc) là người chỉ biết đến nuôi cá, vì cá chết mà lớn tiếng quát mắng vợ, thậm chí "nói xấu" mẹ vợ. Vốn dĩ, tên Dữ đồng âm với từ "ngư", ám chỉ là một nhân vật mê cá cảnh. Cũng vì quá chăm cá mà bỏ bê vợ dẫn tới việc ly hôn. Trần Dữ dường như không để ý đến bất cứ điều gì ngoài những con cá cho tới khi mọi chuyện đi quá xa.
"Như Trần Dữ, tôi đã giải thích trong kịch bản rằng tính cách hướng nội khiến anh tự biến mình thành một ốc đảo. Còn Hứa Huyễn Sơn hơi mơ màng, bí ẩn và cuốn hút nhưng cũng rất nguy hiểm" - cô chia sẻ.
Một tia lửa có thể phát nổ. Đúng như tên gọi, sự giàu có và hạnh phúc mà Cố Giai và Hứa Huyễn Sơn sở hữu chỉ như một giấc mơ sẽ biến mất bất cứ lúc nào. Khi cốt truyện tiến triển, các vấn đề sẽ từ từ nảy sinh.
Từng suy sụp vài lần trong quá trình sáng tác
"Từ lúc chuẩn bị đến khi hoàn thành, tôi bỏ ra khoảng 2 năm để hoàn thành. Trong suốt quá trình sáng tác, tôi từng rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp vài lần. Tôi phải nghĩ rất nhiều và rất muốn làm được điều tốt nhất trong phạm vi năng lực của mình để viết nên câu chuyện về phụ nữ vừa chân thực lại vừa có sức hút", biên kịch Trương Anh Cơ chia sẻ.
Trong khoảng thời gian viết kịch bản, phân đoạn kết thúc câu chuyện của Vương Mạn Ni và Lương Chính Hiền (Mã Chí Uy) là cảnh tôi nghĩ không thông nổi bởi nó quá nặng nề và u ám. Vì vậy, trong quá trình sáng tác, biên kịch làm việc cũng chẳng dễ dàng gì, phải trải qua những trạng thái đau khổ với chính nhân vật mình tạo ra.
Nữ biên kịch chia sẻ bí quyết để có được góc nhìn và ý tưởng cho câu chuyện bằng cách trò chuyện với chồng để có được góc nhìn của đàn ông: "Vương Mạn Ni, Cố Giai và Chung Hiểu Cần là những nhân vật đều có hình bóng của tôi, bạn bè và người thân trong đó. Lúc viết về ba người này, tôi yêu họ như nhau, bởi vì mỗi người đều có sức hút rất riêng".