Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Anna and the King - Tác phẩm hiếm hoi đưa hoàng gia Thái Lan tới công chúng thế giới

Đây cũng là một trong số ít phim giúp chúng ta “khám phá” thế giới của một trong những gia đình hoàng gia lâu đời còn tồn tại cho đến ngày nay.

Câu chuyện hiếm hoi về hoàng gia Thái Lan trên màn ảnh Hollywood

Anna and the King là phiên bản chuyển thể thứ 4 dựa trên nhật ký của Anna Leonowens - người từng làm gia sư cho các công chúa và hoàng tử của vua Xiêm La Mongkut (vua Rama IV trị vì trong khoảng thời gian 1851-1868). Câu chuyện dạy học cho hoàng gia phương Đông của một người phụ nữ Tây Âu này được yêu thích tới nỗi, nó đã được Hollywood chuyển thể thành 3 bản phim điện ảnh vào các năm 1946, 1954. Bản phim gần đây nhất, được thực hiện vào năm 1999 với sự góp mặt của nữ minh tinh Jolie Foster và tài tử Hồng Kong Châu Nhuận Phát. Một sự kết hợp hoàn hảo của hai tài năng diễn xuất mà sự tương tác giữa họ đã giúp khán giả dõi theo trọn vẹn 148 phút phim.

Quyển nhật ký của cô giáo Anna đã được tái hiện rất nhiều lần…Bản phim đầu tiên Anna and the King of Siam năm 1946 từng giành 2 giải Oscar.

Quyển nhật ký của cô giáo Anna đã được tái hiện rất nhiều lần… Bản phim đầu tiên Anna and the King of Siam năm 1946 từng giành 2 giải Oscar.

Bản phim thứ 2, The King and I năm 1946 thậm chí còn mang về 5 giải Oscar.

Bản phim thứ 2, The King and I năm 1946 thậm chí còn mang về 5 giải Oscar.

Năm 1862, quả phụ Anna cùng cậu con trai Loius quyết định nhận lời mời của vua Mongkut tới Siam (tên gọi của Thái Lan lúc bấy giờ) để dạy tiếng Anh cho thái tử Chualalongkorn cùng 67 anh chị em cùng cha khác mẹ của cậu. Được mệnh danh là “cha đẻ của nền khoa học và công nghệ hiện đại Thái Lan”, vua Mongkut đã chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của mình thông qua cách giáo dục con cái. Ông tin rằng tiếng Anh cùng các trí thức tiến bộ của phương Tây vào thế kỷ 19 là món quà quý giá nhất ông dành cho các con - những người sẽ trở thành chủ nhân của đất nước Siam trong tương lai.

Thông qua góc nhìn của Anna - một phụ nữ độc lập, cá tính với nền giáo dục của Tây Âu, xã hội phong kiến Thái Lan hiện lên với khá nhiều “bất đồng quan điểm” giữa một phương Đông lạc hậu với phương Tây tiến bộ. Và xa hơn, là sự xung khắc với chính những khán giả hiện đại chúng ta. Như chế độ đa thê, sự bất bình đẳng dành cho phụ nữ, chế độ nô lệ cùng những bất công mà chúng ta từng được nghe nói về thời kỳ quyền lực quân chủ tập trung.

Cô giáo Anna Leonowens trong hành trình tới Siam làm gia sư cho con vua Mongkut

Cô giáo Anna Leonowens trong hành trình tới Siam làm gia sư cho con vua Mongkut

Cũng như những bộ phim khác về một nhân vật phương Tây “hiện đại” khám phá thế giới “man di, mọi rợ” của các ông hoàng phương Đông, Anna and the King cũng khởi đầu từ những ngạc nhiên, bối rối và khó hiểu của Anna về một thế giới quá khác biệt với nơi cô được sinh ra và trưởng thành. Siam không phải là nước Anh với tiến bộ, bình đẳng khi mọi công dân đều ngang hàng nhau. Siam là một vương quốc với sự phân chia cấp bậc, địa vị rõ rệt và toàn bộ dân chúng đều phải “quỳ lạy” dưới chân một vị vua, người đàn ông mà họ cực kỳ sùng kính. Vậy nên, sự bạo dạn, mạnh mẽ và dám lên tiếng của Anna là “ánh sáng lạ” tỏa ra khắp cung điện hoàng gia Siam và trong lòng vị quân vương thứ 4 của triều đại Charki.

Anna đã phải lòng vị vua xứ Siam thông thái mang tư tưởng cấp tiến

Anna đã phải lòng vị vua xứ Siam thông thái mang tư tưởng cấp tiến

Anna dạy tiếng Anh cho các công chúa và hoàng tử, cô mang theo ngọn gió của trí thức và khoa học, của những giá trị dân chủ và bình đẳng khác lạ với tư tưởng “vua là trời” trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ và phân chia giai cấp nặng nề. Chỉ có Anna dám phá vỡ luật lệ và chỉ có cô mới dám đứng trước “ông trời” của Siam mà lớn tiếng tranh cãi những điểm bất đồng. Anna đã ảnh hưởng và mang lại nhiều thay đổi trong nội bộ gia đình nhà vua Mongkut. Anna khiến vua Mongkut chú ý và thích thú. Nhưng một phụ nữ đơn thân nuôi con như Anna không thể “xoay chuyển” toàn bộ thế giới phương Đông bí ẩn - như cách ảo tưởng mà người Tây phương tiến bộ vẫn hay tự trào. Anna từng nghĩ Siam là nơi dừng chân dành cho cô sau bao phiêu bạt. Nhưng những khác biệt về tư tưởng là không thể xóa nhòa trong một sớm một chiều. Và một xã hội khép kín đầy rẫy những bất ổn của Siam trong thế kỷ “khủng hoảng của chế độ phong kiến” đã khiến chính Anna can đảm cũng phải ngậm ngùi ra đi.

Anna Leonowens: “Tôi muốn biết lý do tại sao…,nếu khoa học có thể làm sáng tỏ một điều tuyệt vời như âm nhạc…Vậy thì sao nó lại không thể tìm ra một giải pháp dành cho nhà vua và một giáo viên chứ?”

Vua Mongkut: “Cách cư xử để mọi người có thể thấu hiểu những khả năng mới mẻ như thế này cũng là một quá trình tiến hóa.”

Anna: “Mọi điều ở Siam cần có khoảng thời gian riêng cho mình.”

Châu Nhuận Phát hóa thân thành vị vua Mongkut đầy uy quyền.

Châu Nhuận Phát hóa thân thành vị vua Mongkut đầy uy quyền.

Khác với hình ảnh “kiêu căng, hợm hĩnh và ngang ngược” của những ông vua phong kiến phương Đông khác trong góc nhìn của Hollywood, Anna and the King đã mang đến cho khán giả hiện đại một vị vua Siam với những phẩm chất đáng kính. Dù nắm giữ những quyền lực tối thượng ở một vùng đất trù phú, nhưng vua Mongkut cũng là một người đàn ông có tư tưởng cấp tiến với những suy nghĩ thấp thoáng nét hiện đại, cùng tầm nhìn sâu rộng so với những người cùng thời. Sự quan tâm của vị vua trong việc đầu tư vào khoa học, giáo dục cho con cái được thể hiện khá rõ trong phim. Không chỉ mời gia sư người Anh về dạy học, nhà vua còn tự dạy tiếng Anh cho chính các công chúa. Đó là một trong những lý do tại sao, vương triều Charki của ông vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng sâu rộng ở Thái Lan cho tới ngày nay. Khi những thế hệ tiếp nối huyết thống của ông, vẫn giữ vững và đi theo tầm nhìn của ông cha mình. Bắt đầu từ thái tử Chulalongkorn (vua Rama V) và gần đây nhất, là Bhumibol Adulyadej (vua Rama IX).

Vua Mongkut thật - hình chụp năm 1865

Vua Mongkut thật - hình chụp năm 1865

Khi vua Adulyadej băng hà sau một thời gian chữa bệnh, cả đất nước Thái Lan than khóc trong tiếc thương. Còn thế giới thì sững sỡ trong bất ngờ, khi không hiểu tại sao hàng triệu người dân lại đồng lòng chỉ vì một ông vua danh nghĩa của chế độ quân chủ lập hiến. Và người ta bắt đầu đi tìm câu trả lời cho sự đau buồn đang bao trùm của cả đất nước Thái, giống như hiện giờ.

Kể từ khi đăng quang sau khi chiến tranh thứ giới thứ hai kết thúc tới nay, vua Adulyadej đã sống một cuộc đời trọn lòng vì nước vì dân. Câu nói của nhà vua trong sự kiện hòa giải ngày 20/5/1992 :”Đất nước thuộc về mọi người, chứ không phải chỉ một hay hai người cụ thể. Các anh tự nhận mình là người chiến thắng để làm gì, khi các anh đứng trên đống đổ nát và những mảnh vụn?” đã được nhắc lại rất nhiều lần trong thời gian gần đây. Nó không chỉ chứng tỏ quyền lực “vô hình” của nhà vua trong xã hội hiện đại mà còn thể hiện tấm lòng hết lòng vì dân, vì nước của người ngồi trên ngai vàng - dù chỉ còn là một thứ biểu tượng không hơn không kém.

111

Quốc vương Bhumibol Adulyadej vừa băng hà để lại nhiều tiếc thương cho nhân dân Thái.

Trong Anna and the King, vua Mongkut - ông kỵ nội của cựu vương vừa qua đời Bhumibol Adulyadej cũng giữ vững toàn bộ tâm trí và trái tim của mình dành cho thần dân. Trong bối cảnh phương Tây thực dân xâm lược vào cuối thế kỷ 19, khi mà hầu hết các quốc gia hàng xóm đều lần lượt biến thành thuộc địa, thì Siam vẫn giữ vững nền độc lập của mình theo cách của nhà vua. Mongkut, một người thông minh khôn khéo đã quyết định dựa vào người Anh để chống lại ảnh hưởng của người Pháp nhưng vẫn cương quyết không chịu cảnh “lệ thuộc”. Thứ “ngoại giao cây tre” mà vương triều Charki sử dụng đã giúp Thái Lan trở thành quốc gia duy nhất không bị biến thành thuộc địa ở Đông Nam Á.

Dù ở thời chiến hay thời bình, dù ở hiện tại hay quá khứ, vương triều Charki với các vị vua vẫn luôn dùng tài trí và trái tim của họ để bảo vệ đất nước. Vậy nên cho dù có nắm thực quyền như vua Mongkut hay chỉ là vua “tượng trưng” như hậu duệ là vua Adulyadej, người dân Thái Lan vẫn luôn một lòng sùng kính nhà vua của mình. Họ vẫn luôn gọi quốc vương là “trái tim của đất nước”.

Phim từng được đề cử 2 giải Oscar về phục trang và bối cảnh, nhưng lại bị cấm chiếu ở chính Thái Lan vì có nhiều chi tiết…xúc phạm hình ảnh vua

Phim từng được đề cử 2 giải Oscar về phục trang và bối cảnh, nhưng lại bị cấm chiếu ở chính Thái Lan vì có nhiều chi tiết… xúc phạm hình ảnh vua.

Dù đã nhiều lần chỉnh sửa kịch bản theo ý của nhà chức trách, nhưng Anna and the King vẫn bị chính quyền Thái Lan cấm chiếu tại đất nước này. Thậm chí, bất cứ ai có ý định chiếu hay mang bộ phim này vào lãnh thổ Thái, sẽ bị xử lý hình sự. Vì lý do trong phim chứa đựng một vài cảnh thiếu tôn trọng dành cho nhà vua như chuyện: vua dùng đũa để ăn thay vì muỗng, cưỡi voi như cao bồi viễn Tây cưỡi ngựa, và việc Châu Nhuận Phát trong phim có cảnh quăng vương niện và chân dung của mình xuống sàn là một sự báng bổ. Hay thậm chí, việc ảnh nhà vua nhỏ hơn ảnh của Anna trên poster cũng là một điều khiến ban kiểm duyệt của Thái Lan “khó chịu”. Không phải vì họ quá khắt khe, mà vì họ biết rằng bất cứ chi tiết nào “có vấn đề” liên quan tới hình ảnh đức vua đều sẽ khiến công chúng trong nước trở nên dễ “nhạy cảm”.

Chemistry của Jodie Foster và Châu Nhuận Phát trong phim điểm sáng, cứu vãn một câu chuyện kể có phần dài dòng.

Chemistry của Jodie Foster và Châu Nhuận Phát trong phim điểm sáng, cứu vãn một câu chuyện kể có phần dài dòng.

Không giống như Hoàng gia Anh vẫn luôn là chủ thể liên tục được tái hiện với hàng trăm bộ phim lớn nhỏ, hoàng gia Thái Lan lại rất hiếm hoi mới được chuyển thể trên phim. Và Anna and the King, có lẽ là tác phẩm duy nhất trong hai mươi năm gần đây mà khán giả quốc tế được dịp tiếp xúc với một vị vua Thái Lan thông qua điện ảnh.

Trước khi trở thành Draco Mafloy khó ưa, Tom Felton đã từng rất đáng yêu như thế này!

Trước khi trở thành Draco Mafloy khó ưa, Tom Felton đã từng rất đáng yêu như thế này!

Bạn đã đọc nhiều thông tin về nhà vua được yêu mến Bhumibol Adulyadej vừa qua đời suốt thời gian qua, vậy thì hãy dành chút thời gian cho Anna and the King, tuy không nói về vua Adulyadej nhưng cũng là một ông vua đặt nền móng ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triền của đất nước này. Hơn nữa, phim còn mang tới nhiều khung cảnh lộng lẫy, tráng lệ và quý giá về các nghi thức và phục trang của hoàng gia Thái xa xưa.

Bất chấp sự nghi ngờ về tính chính xác của lịch sử, câu chuyện về Anna và vua Siam lại tiếp tục được tái hiện trên sân khấu kịch năm 2015.

Bất chấp sự nghi ngờ về tính chính xác của lịch sử, câu chuyện về Anna và vua Siam lại tiếp tục được tái hiện trên sân khấu kịch năm 2015.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nguyễn Vân

Được quan tâm

Tin mới nhất