Angelina Jolie được xem là “một mình một ngựa” với dự án First They Killed My Father do cô thực hiện. Bộ phim được làm dựa trên hồi ký của cô Loung Ung vào năm 2000 - những câu chuyện kinh hoàng của cô khi mới lên 5 tuổi về chế độ Khmer Đỏ. Bộ phim có kinh phí 24 triệu USD, quay trong 60 ngày, độ dài 2 giờ đồng hồ và 16 phút đã bị cắt. Chỉ một nơi duy nhất cho phép cô phát hành phim này và giới thiệu nó đến công chúng: Netflix.
Giám đốc nội dung của Netflix, Ted Sarandos, nói: “Cô ấy có một cái nhìn cụ thể về câu chuyện cô ấy muốn kể. Nó rất truyền thống. Nó cũng giống như nghị lực lực khổng lồ để thực hiện một bộ phim nhỏ như bộ phim lớn, nơi không có nhiều cơ sở hạ tầng đầy đủ như Campuchia. Sẽ rất khó có thể thực hiện được ở bất cứ đâu, với tất cả diễn viên địa phương. Tất cả đều được thể hiện trên màn hình.”
Mặc dù bộ phim của Jolie mang nặng tính nhạy cảm thế nhưng Netflix vẫn đồng ý phát hành nó. Họ cho biết, tuy nhiên Jolie cần phải thực hiện nó bằng ngôn ngữ tiếng Anh, cô phải yêu cầu ai đó biết rõ về Trung Quốc để đóng vai mẹ cô, và cắt bớt những thứ này để giảm thời lượng phim.
Tầm nhìn của Jolie đã giúp First They Killed My Father là bộ phim hoành tráng nhất được quay tại Campuchia và giờ đây trở thành đại diện cho đất nước này để tranh giải Oscar ở hạng mục Best Foreign-Language film. Thật bất ngờ khi mà trước đó, khi Angelina Jolie chào mời các studio lớn trên thế giới, tất cả đều từ chối bộ phim bởi nhiều lý do.
1. Bộ phim chọn lựa cách nói lên sự thật
Ung đã 30 tuổi khi cô bắt đầu kể về chuyện đã xảy ra đối với các thành viên trong gia đình mình ở Campuchia, và bắt đầu cho First They Killed My Father: A Daughter of Cambodia Remembers. Và cách đây 17 năm, khi Jolie đến Campuchia lần đầu tiên để quay Lara Croft: Tomb Raider, cô đã đọc quyển hồi ký của Ung và tìm kiếm cô, chia sẻ mong muốn nhận nuôi một đứa bé Campuchia - tức cậu con trai Maddox của Jolie hiện giờ. Từ đó, hai người phụ nữ ấy đã trở thành bạn thân của nhau.
Jolie và Ung đã lên kịch bản cho bộ phim dựa vào những gì Ung viết trong quyển hồi ký. Jolie bắt đầu tìm hiểu sự thật ẩn chứa đằng sau tấn màn bi kịch mà chế độ Khmer Đỏ đã mang lại cho người dân. “Quyển sách chính là bộ phim. Nó là người dẫn đường. Tôi không cảm nhận được là mình đã làm đủ nhiều đối với bộ phim này. Tôi chỉ đơn giản lắp ghép các mảnh ghép vào nhau và đưa mọi người gần lại, và cũng đã giúp Maddox biết về quê hương của mình lần đầu tiên.”
2. Viễn cảnh thực tế và khó chấp nhận của một cô gái kể về câu chuyện của mình
Jolie từ từ đưa chúng ta qua từng khung cảnh, những lát cắt thể hiện tất cả từ quan điểm của Loung Ung khi còn trẻ, người học được rằng cuộc sống này không an toàn, bị lạm dụng và đói khát. Trên đường con đường ấy, cô mất đi các thành viên gia đình và phải luyện mình trở thành một người lính trẻ con. Và cuối cùng cô ấy đã bị chia ly khỏi cả cha lẫn mẹ, trừ một người em họ.
“Họ đã đi trên con đường đó, và họ không thể nào thoát khỏi nó,” Jolie nói. “Và bàn chân của họ bị thương, và họ muốn thoát khỏi con đường đó và khán giả cũng muốn thoát khỏi con đường đó. Bạn phải khiến khán giả ở lại trên con đường đó và để họ chứng kiến những điều nặng nề đầy thương tổn mà Ung đã gánh chịu”
Nhà quay phim điện ảnh Anthony Dod Mantle của phim Slumdog Millionaire từng đoạt giải Oscar đã nhanh chóng đưa khán giả đến gần Ung khi cô trải nghiệm những gì đang diễn ra xung quanh. Khán giả nhìn thấy hoa cỏ, muôn thú, vẻ đẹp của thiên nhiên và cả côn trùng. Trên phim, có những con đỉa rất dễ nhận ra trong những cảnh quay dưới nước mà mọi người đã vô tình bỏ qua.
3. Đây là một bộ phim của Campuchia
Dĩ nhiên, Angelina Jolie đã từng xem The Killing Fields - một trong những bộ phim mà cô yêu thích. Nhưng cô “muốn làm thứ gì đó ở nơi người anh hùng là người Campuchia” - Jolie cho biết - “Và tôi muốn nó phải là của tôi. Thế là tôi chọn quay ở Campuchia”
Jolie thích chỉ đạo trực tiếp, bởi lẽ đó là cách cô có thể truyền tải trọn vẹn nhất mọi suy nghĩ của mình cho những thước phim, mặc dù “áp lực ngồi ghế đạo diễn và đảm bảo rằng mọi thứ vận hành trơn tru đối với tất cả mọi người, thực sự là rất khó”. Jolie chia sẻ: “Tôi cũng thích gánh lấy trách nhiệm và thích làm việc cật lực, tôi hy vọng rằng mình có thể trở thành người lãnh đạo giỏi, hợp tác cùng những người giỏi khác”.
Tham gia cùng với Jolie, người đã là công dân Campuchia trong một thập kỷ, là nhà quay phim và sản xuất Rithy Panh, cũng là người đạo diễn cho phim nói tiếng nước ngoài được đề cử Oscar: The Missing Picture. Ông đã tìm kiếm và lãnh đạo một nhóm 500 người Campuchia cho bộ phim này ở khâu sản xuất, đồng thời có đến hơn 3,500 diễn viên quần chúng Campuchia trong phim.
Để tạo dựng lịch sử dưới thời Khmer Đỏ, Panh đã giúp tổ chức những người lính Khmer Đỏ trên chiến trường còn vai trò của Ung là chăm sóc mọi người. Jolie muốn đảm bảo an toàn cho tất cả những diễn viên và ekip sản xuất. Trong một cảnh quay chiến đấu, những đứa trẻ bị bắt làm bia đỡ đạn, phải đi đầu trong tiền tuyến trong trận chiến giữa Khmer Đỏ và quân đội Việt Nam, Jolie đã yêu cầu mọi thứ phải được thực hiện cẩn thận nhất có thể. “Tôi muốn có những cảnh quay chân thực nhưng vẫn đảm bảo không gây hại đến ai”.
4. Âm thanh được thực hiện tinh tế, giảm thiểu nhạc nền
Phần âm thanh trong phim được thực hiện bởi Marco Beltrami. Jolie muốn sử dụng âm thanh và nhạc nền vào đúng nơi cần thiết để mọi thứ trở nên tự nhiên. “Bởi vì cảm xúc trọng tâm dồn vào cái nhìn của đứa trẻ, chúng tôi cần cô bé đó truyền tải chân thật những dĩ đã diễn ra. Cô bé nhìn thẳng vào sự việc trước mắt bằng đúng trạng thái hoang mang, lo sợ tột cùng. Đó là điều góp phần tạo nên sự thành công của bộ phim”.
Trailer phim First They Killed My Father.
Cuối cùng, Jolie muốn Netflix phát hành phim này ra toàn cầu. “Tôi thấy đây là bộ phim cần khán giả, tôi muốn giáo dục thế hệ trẻ, muốn điều này được thực hiện tại Campuchia. Tôi không muốn nó trở thành điều gì đó rất nhỏ bé rồi biến mất. Bộ phim sẽ đến với hơn 100 quốc gia và tôi trân trọng thời gian mọi người xem phim này cùng nhau trong nhà. Bởi vì đây là bộ phim giàu cảm xúc, tuy có phần nặng nề nhưng thực sự đã để xem. Đó là những gì tôi cảm thấy tốt nhất khi truyền đạt thông điệp của bộ phim”