Năm 2018 khởi đầu bằng bộ phim chúc tết như Thám Tử phố Tàu 2 (唐人街探案2), Tôi không phải dược thần (我不是药神) nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng và giành “vụ mùa bội thu” tại phòng vé dịp đầu năm.
Có những nhà đầu tư chỉ cần ngồi nhà tươi cười đếm tiền, nhưng cũng có những người lại không được hạnh phúc như thế.
Nhìn lại chặng đường một năm qua, có quá nhiều bộ phim lớn được kỳ vọng nhưng sau khi lên sóng lại chẳng khác gì những bộ phim đường phố, khiến các nhà đầu tư “mất cả chì lẫn chài”.
Dưới đây là những bộ phim thất bại trong năm qua:
Top 1: ASURA của Ngô Lỗi lỗ 800 triệu NDT (2700 tỷ đồng)
Asura (阿修罗) là bộ phim điện ảnh đầu tiên tiểu thịt tươi sinh năm 1999 - Ngô Lỗi đóng chính. Đây là một dự án phim lớn kéo dài suốt 6 năm, tiêu tốn 750 triệu NDT, bộ phim sử dụng hơn 2400 ống kính có hiệu ứng đặc biệt và mời ngôi sao nổi tiếng Lưu Gia Linh cùng Ảnh đế Lương Gia Huy tham gia…
Về lý mà nói, nếu có sự góp mặt của tiểu thịt tươi cộng thêm một dự án phim được đầu tư lớn thì dù thế nào cũng không thể là một bộ phim quá kém. Nhưng kết quả, vào ngày đầu tiên phát sóng, doanh thu phòng vé chỉ đạt 24 triệu, ngày thứ 2 lại càng trượt dốc hơn nữa, sau 3 ngày công chiếu, phía nhà sản xuất buộc phải tuyên bố tạm thời dừng công chiếu.
Kết quả cuối cùng, tổng doanh thu phòng vé của Asura chỉ đạt chưa đến 50 triệu NDT.
Được biết, khoản kinh phí đầu tư ban đầu cho bộ phim này là 750 triệu NDT, cộng thêm chi phí tuyên truyền, ước tính tổng chi phí đầu tư cho bộ phim là 800 triệu NDT. Điều đó có nghĩa là bộ phim này không hề kiếm được một chút tiền nào, đầu tư bao nhiêu mất bấy nhiêu.
Top 2: Tây Du Ký - Nữ Nhi Quốc lỗ 400 triệu NDT
Tây Du Ký Đại Náo Thiên Cung (西游记大闹天宫) và Tây Du Ký - 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh (西游记三打白骨精) trước đây đã từng rất thành công với doanh thu phòng vé lên đến 1 tỷ NDT (3500 tỷ đồng). Nhưng Tây Du Ký Nữ Nhi Quốc (西游记之女儿国) của Triệu Lệ Dĩnh - Phùng Thiệu Phong công chiếu trong năm nay doanh thu phòng vé chỉ đạt 686 triệu NDT.
Thế nhưng, chi phí đầu tư ban đầu cho bộ phim này đã lên đến hơn 650 triệu NDT, cho nên khoản lỗ lên tới 400 triệu NDT (doanh thu cần gấp 2-3 lần chi phí sản xuất mới có thể hoàn vốn vì ekip làm phim tốn rất nhiều chi phí PR và ra mắt tại nhiều nơi, tỷ lệ lợi nhuận phải trả cho các rạp).
Có điều, tuy bộ phim thất bại, nhưng nhờ bộ phim này mà cặp đôi chính Triệu Lệ Dĩnh - Phùng Thiệu Phong đã nên duyên, nhìn từ khía cạnh khác thì đây cũng là một điều khá viên mãn.
Top 3: Lương Triều Vỹ cũng không thể ngăn cản được Âu Châu Công Lược lỗ 250 triệu NDT.
Âu Châu Công Lược (欧洲攻略) cũng là một dự án phim lớn cộng với sự tham gia của tiểu thịt tươi Ngô Diệc Phàm, nhưng kết quả cuối cùng cũng vẫn thất bại.
Trước đó, điều khiến fan hâm mộ của Ngô Diệc Phàm tự hào nhất chính là sức hút của nam thần tượng đối với phòng vé. Trước khi bộ phim lên sóng, fan hâm mộ còn làm một bảng thống kê doanh thu phòng vé của các bộ phim Ngô Diệc Phàm góp mặt, theo bảng thống kê này, tổng doanh thu của các bộ phim lên đến gần 9 tỷ NDT.
Kết quả, sau khi Âu Châu Công Lược công chiếu, doanh thu phòng vé trượt dốc không phanh, cuối cùng chỉ đạt doanh thu 145 triệu NDT.
Trong khi đó, mức catse cho các ngôi sao Ngô Diệc Phàm, Lương Triều Vỹ, Đường Yên… không hề thấp. Cộng thêm dự án phim từ lúc lên kế hoạch, khởi quay, rồi chế tác…liên tục suốt 3 năm dài, chi phí đầu tư ban đầu 300 triệu NDT, trừ đi 54 triệu phân chia cho nhà đầu tư, khoản lỗ còn lại lên đến 250 triệu NDT (862 tỷ đồng) (chưa tính các chi phí quảng bá và phân chia cho rạp)
Một điều khá thú vị, sau khi công chiếu, doanh thu phòng vé thất bại, fan của Ngô Diệc Phàm lại quay ra đổ lỗi cho Đường Yên, rằng chính Đường Yên là “thuốc độc phòng vé”, fan Đường Yên bức xúc quay ra chỉ trích Ngô Diệc Phàm diễn xuất quá kém…
Đương nhiên suy cho cùng thì không thể đổ tất cả tội lỗi cho diễn viên, bởi khán giả không thể nào chi tiền cho một bộ phim quá dở.
Top 4: Chiến Thần Ký của Trần Vỹ Đình tổn thất gần 100 triệu NDT
Đây lại tiếp tục là một “dẫn chứng” nữa cho công thức tiểu thịt tươi + dự án phim lớn = vô hiệu.
Chiến Thần Ký (战神纪) là một bộ phim điện ảnh cổ trang huyền huyễn, cho nên mức chi phí cho việc chế tác hiệu ứng không hề nhỏ, cộng thêm mức catse cho các diễn viên nổi tiếng như Trần Vỹ Đình, Lâm Duẫn, Hồ Quân… Hơn nữa khoản chi phí mời vị đạo diễn nổi tiếng quốc tế như đạo diễn Chaolu Hasi chắc chắn cũng không hề thấp.
Nhưng đến cuối cùng, sau khi công chiếu, doanh thu phòng vé chỉ đạt 36,7 triệu NDT, trừ đi khoản chia cho các nhà đầu tư là 13,46 triệu NDT, còn lại tổn thất ước tính gần 100 triệu NDT (340 tỷ đồng).
Top 5: Truy lùng quái yêu vẫn lỗ mặc dù doanh thu phòng vé không tồi
Truy lùng quái yêu 2 (捉妖记 2) được công chiếu dịp năm mới, cộng thêm ảnh hưởng tốt từ Truy lùng quái yêu phần 1 nên doanh thu phòng vé đạt 2,121 tỷ NDT.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn, nhà sản xuất Giang Trí Cường từng tiết lộ, chi phí đầu tư cho Truy lùng quái yêu 2 gấp 2-3 lần chi phí đầu tư Truy lùng quái yêu 1.
Truy lùng quái yêu 1 (2015) có chi phí đầu tư là 350 triệu NDT, 2-3 lần chi phí này tức là vào khoảng 700 triệu - 1,05 tỷ NDT.
Nếu tính theo mức thấp nhất, tức là 700 triệu NDT, cộng thêm khoản chi phí cho quảng cáo tuyên truyền ước tính gần 200 triệu NDT, tổng cộng 900 triệu NDT thì ít nhất cũng lỗ một khoản là 74 triệu NDT (255 tỷ đồng).
Ngoài 5 bộ phim này, những dự án phim lớn nhưng lỗ nặng còn có Vệ binh lăng mộ cổ (谜巢) của Lý Băng Băng, Cổ Kiếm Kỳ Đàm của Vương Lực Hoành…
Những bộ phim này thất bại không phải vì khán giả không thích “bom tấn”, chỉ là những bộ phim hiện nay chỉ dựa vào quảng cáo tung hô để thu hút khán giả đã không còn hữu dụng nữa. Nếu muốn kiếm tiền, điều quan trọng nhất vẫn cần phải chú trọng nâng cao cốt lõi của tác phẩm.