Không một ai có thể hoàn toàn là đại diện cho ngành điện ảnh ở Hong Kong, phim điện ảnh Hong Kong là một đoàn thể, có kiếm khách, có cảnh sát có cướp, có xe đẹp và mỹ nhân và cũng có những dân chúng thôn quê. Trong trí nhớ của mọi người, phim điện ảnh Hong Kong thì cảnh sát, cướp, xã hội đen thường xuất hiện ở Vượng Giác, ở cảng Victoria, là sự xuất hiện lặp đi lặp lại của các thành phố, thôn quê.
Muốn biết được nguyên nhân phải quay trở về năm 1909. Năm đó, Hong Kong đã cho ra mắt bộ phim điện ảnh đầu tiên được quay ở tại đất nước này đó là Trộm vit quay (偷烧鸭), tình tiết phim rất đơn giản: Tên trộm có thân hình ốm yếu và đem đuốm đã lấy cắp một con vịt quay của một gã mập, sau đó hắn bị cảnh sát bắt.
Đây cũng là bộ phim điển hình cho con đường hài lúc bấy giờ. Theo như được ghi nhận, đạo diễn Lương Thiếu Pha sau khi quay xong phim này thì ngay lập tức qua Thượng Hải để tiếp tục học làm phim điện ảnh. Mười mấy năm sau, điện ảnh Hong Kong cũng không mấy phát triển nên đã phải tiếp thu sự ảnh hưởng từ điện ảnh của Âu Mỹ, Nhật Bản, Thượng Hải,…, dưới sự giao lưu văn hóa với các nước khác nhau, điện ảnh Hong Kong vẫn đang tìm kiếm vị trí cho bản thân mình.
Mãi đến năm 1958, Thiệu Dật Phu từ Singapore quay về Hong Kong, thành lập nên “Cty TNHH Huynh đệ Thiệu thị (Hong Kong)”, chính thức mở ra một con đường mới trong sự nghiệp phát triển điện ảnh của ông tại đất nước này.
Từ sự bắt đầu của Thiệu Dật Phu thì ngành điện ảnh Hong Kong đã có được khởi sắc và bước vào giai đoạn phát triển.
Năm 1988, Vượng Giác tạp môn (旺角卡门)
Phim kể về 2 cư dân ở khu Vượng Giác, tiểu đệ Ruồi (Trương Học Hữu) và A Kiệt (Lưu Đức Hoa) nói rằng Tôi, con Ruồi, nguyện làm anh hùng trong một ngày còn hơn phải làm con trùng cả đời.
Năm 2002, Vô gian đạo (无间道)
Ở trên sân thượng của 1 tòa nhà cao tầng ở Hong Kong, Lưu Kiện Minh (Lưu Đức Hoa) đã nói với tên cảnh sát chìm Trần Vĩnh Nhân (Lương Triều Vỹ): Tôi muốn làm một người tốt. Vô gian đạo phải là một không gian mở rộng, chỉ được lựa chọn con đường là đi tiếp; ở phim Hong Kong này, đạo diễn Lưu Vỹ Cường đã cố ý mở rộng không gian, sân thượng là một nơi thường có suy nghĩ sai lầm, dại dột, ý chí không thể nào bước xuống được, Lưu Kiện Minh sẽ không bao giờ có được những gì mà mình mong ước.
Ví dụ như Yên chi khấu (diễn viên chính là Mai Diễm Phương, Trương Quốc Vinh đóng vào năm 1987), Rừng Trùng Khánh (Lâm Thanh Hà, Kim Thành Võ đóng vào năm 1994), Bạn hợp tác xuất sắc (最佳拍档) có Hứa Quán Kiệt,… làm vai chính đóng vào năm 1982,… Mỗi bộ phim điện ảnh này đều là kinh điển, đã để lại cho Hong Kong một khoảng thời gian đáng nhớ.
Đạo diễn Trang Văn Cường của phim Thiết thính phong vân giải thích tại sao phim điện ảnh Hong Kong đều mang nặng mùi của xứ Cảng Thơm: “Hong Kong là một nơi có hiệu xuất rất cao. Một ngày 24 tiếng đồng hồ, bạn muốn ăn gì ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể mua được hết. Vì vậy khi bạn đi trên đường phố, từ rẻ nhất cho đến mắc nhất, không biết lý do tại sao cái gì cũng có trong 24 tiếng đồng hồ này. Hong Kong là như thế đấy.”
Bắt đầu vào những năm 70 hay 80, tốc độ phát triển của phim điện ảnh Hong Kong đã ảnh hưởng đến Đài Loan Trung Quốc, Hàn Quốc, Đại Lục,…và lâu lâu lại có vài sản phẩm phim ảnh được mang đến thị trường Châu Á và Âu Mỹ.
Đạo diễn Ngô Vũ Sâm được gọi là đại sư của “Mỹ thuật về phim bạo lực”, phim kinh điển nhất của ông phải kể đến là Bản sắc anh hùng năm 1986, trong đó có cảnh Châu Nhuận Phát ở giáo đường cùng người những khác đọ súng, bốn phía bồ câu bay khắp nơi. Từ sau Ngô Vũ Sâm, những phim về anh hùng xã hội đen đã trở thành trào lưu. Đây cũng là đặc điểm của phim Hong Kong và có được thị hiếu của mọi người.
Mang điện ảnh Hong Kong vào thị trường Âu Mỹ, đương nhiên là phải có sự hòa quyện với phim võ hiệp của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Không thể không nói 3 vị đại đạo diễn là Hồ Kim Thuyên, Trương Triệt, Lý Hàn Tường.
Khi bước vào những năm 80, vấn đề mà điện ảnh Hong Kong phải đối mặt đó chính là làm sao nói lên hình ảnh vốn có của Hong Kong mà không phải là của Anh. Trong Yên chi khấu, Mai Diễm Phương vào vai một kỹ nữ xinh đẹp như hoa của năm 1934, Trương Quốc Vinh diễn vai một vị công tử con nhà giàu có của tiệm hải vị Nam Bắc. 2 người quen biết nhau ở nơi phong hoa tuyết nguyệt, sau đó yêu nhau say đắm nhưng vì thân phận khác biệt nên 2 người đến cuối cùng cũng không thể đến được với nhau.
Sau khi đóng máy phim Yên chi khấu, Mai Diễm Phương và Trương Quốc Vinh trở thành bạn bè thân thiết của nhau. Ca ca Trương Quốc Vinh lớn hơn Mai Diễm Phương 7 tuổi nhưng cả 2 đều ra đi vào năm 2003. Quá trình làm việc của 2 người họ khá tương đồng, đều là hát trước diễn sau, đến những năm 90 thì Trương Quốc Vinh không còn hát nữa mà tập trung cho sự nghiệp điện ảnh.
Cùng Trương Quốc Vinh hợp tác đóng phim Truyện của a Phi (1990) thì Trương Mạn Ngọc còn chưa diễn Nguyễn Linh Ngọc (1991). Trương Mạn Ngọc lúc đấy bị mọi người nói là “bình hoa di động”, vì diễn những vai nữ đều là ngây thơ trong sáng và vẻ đẹp bên ngoài nhưng lại không có thử thách gì trong diễn xuất.
Đạo diễn Vương Gia Vệ đã nhận được rất nhiều sự tài trợ. Sau cơn sốt phim Tiếu ngạo giang hồ chi Đông phương bất bại, ông lại viết thêm kịch bản Đông tà tây độc và với sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng là Trương Quốc Vinh, Lâm Thanh Hà, Lương Triều Vỹ, Trương Học Hữu, Trương Mạn Ngọc,…
Lưu Chấn Huy sau khi lên phim trường xem thử phim được quay như thế nào thì phát hiện quay như thế này thì không bao giờ nộp được bài trước kỳ hẹn. Vì giúp cho Vương Gia Vệ không gặp phiền phức từ các nhà tài trợ, Lưu Chấn Huy đã sự dụng thời gian 1 tháng để bấm máy quay Đông thành tây tựu và đã trở thành phim ăn khách và có doanh số phòng vé cao ngất ngưỡng.