Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

12 bộ phim xuất sắc nhất của xưởng phim kinh dị Blumhouse

Nhờ kinh nghiệm dày dặn của đội ngủ sản xuất cũng như tuổi đời của mình, Blumhouse thật sự đã và đang cho ra mắt khán giả những bộ phim thật sự chất lượng và dường như, họ không bao giờ sai sót trong bất cứ một bộ phim nào. Dưới đây là top 12 bộ phim hay nhất của xưởng phim này.

Thật khó để liệt kê tên những bộ phim hay nhất đã từng được sản xuất dưới cái tên của Jason Blum nhà Blumhouse bởi vì bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian đấy! Tuy nhiên nếu xét theo tiêu chí về sức ảnh hưởng cũng như sự đổi mới trong tư duy làm nghệ thuật trong các bộ phim thì có vẻ công việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều. Dưới đây là những bộ phim của Blumhouse hay nhất từng được phát hành cho đến nay.

12. Happy Death Day

Đây là bộ phim ra mắt năm 2017, được đạo diễn bởi tác giả của Paranormal Activity 2, Christopher Landon. Bộ phim là một vòng lặp thời gian tuy có phần kịch tính nhưng lại vui nhộn và khá sáng tạo với các khâu được trau chuốt rất kĩ lưỡng. Happy Death Day xoay quanh nữ nhân vật chính Tree Gelbman (được thủ vai bởi Jessica Rothe), người đã phải trải qua một chuỗi ngày vô cùng thống khổ - ngày cô chết lặp đi lặp lại. Chỉ khi cô tìm ra được kẻ đang muốn ám toán mình và thủ tiêu hắn, cô mới thoát khỏi vòng lặp điên rồ này.

Bộ phim chỉ bị kìm hãm bởi nhịp phim khá không đồng đều và một vài phân cảnh tình cảm thái quá, không phù hợp với một bộ phim kinh dị đan xen yếu tố hài hước điển hình. Tuy nhiên, điểm trừ này lại mang đến cho bộ phim một điểm cộng, đó là bộc lộ được khả năng sắp xếp cực kì khéo léo của nhà làm phim đối với những tình tiết then chốt dẫn đến bí ẩn chính của bộ phim.

11. The Gift

Nhờ vào The Gift, anh chàng diễn viên Jason Bateman đã thu về cho mình một khoản tiền không hề nhỏ, vượt xa cả lĩnh vực hài kịch mà anh từng tham gia. Ngoài ra, bộ phim chính là đứa con tinh thần đầu tay của đạo diễn Joel Edgerton. Có thể nói The Gift là một trong những bộ phim hay nhất, chắc có lẽ chỉ thua sau Ozark của Netflix.

Nội dung phim xoay quanh anh chàng trung niên Simon, được thủ vai bởi Bateman, người vừa mới chuyển đến Los Angeles cùng với vợ của mình là Robyn (Rebecca Hall). Ngay sau khi chuyển đến, họ tình cờ gặp Gordo (Edgerton), một người bạn cũ thời trung học của Simon, người mà đã nhanh chóng chuyển từ một người bạn nho nhã của gia đình sang một kẻ khủng bố đáng sợ.

Là một nhà văn cũng như một đạo diễn, Edgerton đã thể hiện hết khả năng của mình trong bộ phim khi vẽ lên sự sụp đổ của cuộc đời Simon, một sự sụp đổ từ từ, không dồn dập nhưng lại thu hút đến lạ. Hồi hộp, ngộp thở và cuốn hút, The Gift đúng như tên gọi của nó, là một bộ món quà đích thực dành cho các khán giả màn ảnh rộng, dĩ nhiên là không dành cho những khán giả yếu tim.

10. Paranormal Activity

Paranormal Activity có thể được xem là một trong những bộ phim tốn ít kinh phí nhất mà Blumhouse đã từng thực hiện, chỉ với 100 triệu USD. Và chắc chắn rằng, đây là khoản đầu tư hợp lý nhất mà studio này đã từng bỏ ra. Sự tối giản trong những góc quay của những camera giám sát xuất hiện trong Paranormal Activity có vẻ như đã không được đánh giá cao bởi tính nhàm chán cũng như kì quặc và không phù hợp với nhiều tiêu chuẩn. Tuy nhiên vào năm 2009 khi bộ phim được ra mắt, điều mà người ta tưởng như nhàm chán này lại gây sốt khắp các phòng vé.

Việc dàn dựng tinh tế bối cảnh xảy ra trong một căn nhà cũng như bộ phim không có quá nhiều chuyển động của các nhân vật là một chất xúc tác đẩy những nỗi sợ hãi vượt ra khỏi biên giới bình thường. Ngoài ra, việc sản xuất hai kết thúc phim khác nhau đã thúc đẩy truyền thông, khiến cho doanh thu phòng vé của bộ phim luôn ổn định trong suốt thời gian phát hành. Mặc dù sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về sự có mặt của Paranormal Activity trong danh sách này, tuy nhiên thật không thể phủ nhận vị trí đáng trân trọng của nó trong kho tàng điện ảnh của Blumhouse.

9. Unfriended

Unfriended mang đến cho khán giả một màu mới hoàn toàn trong bảng màu phim kinh dị. Bộ phim là nỗ lực đáng khen của nhà sản xuất khi đã nắm bắt được bản chất của cộng đồng mạng cũng như những nỗi sợ hãi đi kèm với nó và đưa vào bộ phim.

Câu chuyện phim diễn ra hoàn toàn trong một cuộc gọi Skype, tuy nửa sau của phim khá dài dòng và hơi mất phương hướng nhưng ý tưởng chung xuyên suốt bộ phim khá vững chắc. Blumhouse khá nổi tiếng về phương diện luôn sẵn sàng thử thách bản thân vào những điều mới nhất và thú vị nhất, và dự án phim Unfriended của đạo diễn Leo Gabriadze chính là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

8. Oculus

Trước đây, mấy ai ngờ được đạo diễn Mike Flanagan không phải là một trong những đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng nhất và Karen Gillan cũng không phải là một diễn viên bom tấn được săn đón. Điều đó thật sự đã xảy ra, nhưng chỉ là trước năm 2014. Vào năm này, khi cả hai cùng hợp tác trong Oculus, bộ phim kể về một ngôi nhà ma ám đầy ám ảnh và những chấn thương tâm lý của gia đình, họ đã vụt sáng.

Không cần phải bàn cãi nhiều, khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến tâm lý của các nhân vật trong phim cũng như nắm bắt tâm lý của khán giả, thứ đã khiến Mike trở thành một nhà làm phim nổi tiếng, ngoài ra chúng ta còn có khả năng diễn xuất của Gillian đã khiến cho Oculus cũng như tên tuổi của hai người có được vị trí như ngày hôm nay. Oculus đã xem xét và cân nhắc việc chi tiêu ngân sách cũng như sử dụng quĩ thời gian hợp lý, quả là một trong những lý do thành công của bộ phim.

7. Sinister

Cũng giống như những bộ phim trước, Sinister là nơi đã chắp cánh cho hai tài năng tỏa sáng, như cách mà Blumhouse đã làm với các ngôi sao và đạo diễn khác. Chắc hẳn khán giả vẫn còn nhớ cốt truyện có phần hơi rối não của bộ phim được xây dựng bởi bộ đôi nhà văn Scott DerricksonRobert C. Cargill trong Dr. Strange của Marvel. Đối với Sinister, khán giả sẽ cảm nhận sự ngột ngạt tương tự trong suốt bộ phim.

Ethan Hawke đã hoàn thành tốt vai diễn của mình khi hóa thân vào một người cha khá tâm trạng và sống nội tâm. Trong phim, anh thủ vai Ellison, người đang cố gắng tìm ra quá khứ mờ ám, liên quan đến vụ án mạng trong chính ngôi nhà mà anh và gia đình vừa chuyển đến. Bị ám bởi một bóng ma và những đứa trẻ ghê sợ, Ellison dần nhận ra rằng có một thế lực nào đó vượt ngoài tầm hiểu biết của anh đang kiểm soát cuộc sống của chính gia đình mình.

Bộ phim thể hiện sự hoảng sợ và mọi nỗ lực trong tuyệt vọng của Ellison khi cố gắng thoát khỏi thế lực này. Với tình tiết chậm, Sinister là một ví dụ tuyệt vời cho một bộ phim kinh dị có thể tạo nên những nỗi sợ kinh điển, chẳng hạn như những câu thoại khiến khiến khán giả rợn người.

 6. The Purge: Election Year

The Purge mang một phong cách khá vui nhộn mà bằng một cách nào đó, Blumhouse đã sản xuất thành một thương hiệu điển ảnh riêng cho chính studio này. The Purge sử dụng những hình ảnh hành động và có phần bạo lực để thể hiện rõ ràng những lỗ hổng trong cấu trúc chính trị của nước Mỹ ở chính thời hiện đại. Phần thứ ba của thương hiệu điện ảnh này, The Purge: Election Year như một gáo nước lạnh tát thẳng vào những người đứng đầu các tổ chức tôn giáo cũng như đánh vào sự tham nhũng chính trị. Mặc dù thể hiện những khía cạnh tiêu cực, bộ phim vẫn vạch ra cho khán giả những tia hi vọng le lói mà chúng ta có thể trông đợi vào một tương lai tươi sáng hơn.

The Purge: Election Year là phần kết thúc cho series kinh dị trứ danh, kịch bản vẫn xoay quanh một đêm thanh trừng mới, khi một nữ chính trị gia bị săn lùng bởi bọn sát thủ mang mặt nạ cùng những kẻ thù biến chất muốn ngăn ngừa cô đắc cử tổng thống. Loạt phim này của đạo diễn James DeMonaco quả thực xứng đáng dành danh hiệu một trong những thương hiệu phim hay nhất của thập kỉ.

Trailer bộ phim.

5. Upgrade

Tuy bộ phim thường được so sánh với Venom về sự tương đồng trong cốt truyện, nhưng Upgrade vẫn được cho là có những ý tưởng táo bạo, đen tối, tàn nhẫn và bạo lực khi khắc hoạ sự kiểm soát của công nghệ đến cuộc sống của con người.

Khi theo dõi bộ phim, khán giả sẽ thấy rằng Whannell, đạo diễn của bộ phim, không hề thiếu những ý tưởng về chủ đề khoa học viễn tưởng, bao gồm cả tương lai của công nghệ trong lĩnh vựa quân sự và thực tế ảo. Nếu chúng ta quá xét nét đến những lỗi của phim, thì có lẽ bộ phim chỉ có một điểm trừ duy nhất đó là khâu chuyển từ thể loại hài kịch, hành động sang thể loại kinh dị, giết chóc. Sự thay đổi này, tuy không quá trơn tru và thành công, nhưng cũng đủ khiến khán giả và giới phê bình trông đợi vào những sản phẩm tiếp theo của ông.

4. BlacKkKlansman

BlacKkKlansman được chuyển thể từ cuốn sách Black Klansman của tác giả Ron Stallworth, dựa trên những hoạt động điều tra có thật của ông vào cuối thập niên 1970. Phim theo chân một cảnh sát da đen thành phố Colorado Springs được giao nhiệm vụ xâm nhập vào một chi nhánh của tổ chức bài da đen Ku Klux Klan. Là một trong những người có tiếng nói trong lĩnh vực làm phim về chủ đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ, Spike Lee đã không phí phạm cả một thập kỷ chăm chỉ làm việc của mình, bằng chứng chính là sự xuất hiện của một trong những tác phẩm hay và không chê vào đâu được, BlacKkKlansman.

Trong phim có thảo luận một cách nhẹ nhàng và tinh tế về vấn đề phân biệt chủng tộc, hành động cực đoan và chính sách không hoàn hảo của chính phủ về vấn đề này. Thật không có gì ngạc nhiên khi bộ phim đã xuất sắc giành được Best Picture Academy Award. Đặc biệt hơn, bộ phim còn được sản xuất bởi Blumhouse, điều đó giúp studio phim kinh dị này càng khẳng định được sự lớn mạnh và phát triển của mình.

3. Whiplash

Nội dung bộ phim xoay quanh chàng trai Andrew (Miles Teller). Anh được nhận vào trường Shaffer, trường nhạc đỉnh nhất nước Mĩ. Tại đây, với khát khao trở thành một tay trống vĩ đại, anh đã tham gia ban nhạc jazz của trường và phải đối mặt với Fletcher (J.K. Simmons), một chỉ huy dàn nhạc với những yêu cầu cực kì khắt khe.

Fletcher đã tạo nên một bước ngoặt vĩ đại cho cuộc đời của Andrew khi giúp thực hiện ước muốn của anh. Đổi lại, đó chính là những nỗ lực đẫm mồ hôi và cả máu của chính anh. Trong phim, Fletcher dường như là hiện thân của ác quỷ Satan với các yêu cầu cực kì hà khắc. Người thầy quái gở này hầu như chỉ có sự giận dữ và những tiếng la hét hòng giúp cậu sinh viên Andrew cố gắng theo kịp.

2. Get out

Trong năm 2019, sự nghiệp của vị đạo diễn Jordan Peele sẽ tiếp tục thăng tiến với bộ phim Us. Trước khi bộ phim ra rạp, hẳn người hâm mộ vẫn cần phải xem lại bộ phim Get out để tìm thêm những manh mối, ý nghĩa ẩn giấu trong từng câu thoại cũng như khung hình của bộ phim bởi hai bộ phim này có quá nhiều những móc nối thần bí mà đến bây giờ khán giả chưa thể lý giải hết.

Bộ phim Get out xoay quanh Chris (Daniel Kaluuya) - chàng thanh niên da màu đang trong chuyến thăm gia đình người bạn gái da trắng của anh vào dịp cuối tuần. Vì sự tò mò của mình, anh lần theo những manh mối, và vô tình phát hiện được mộ bí mật khủng khiếp. Chris không thể ngờ rằng chính cuộc gặp gỡ gia đình bạn gái đã biến thành một cái bẫy chết người với anh, ngay tại vùng đất sặc mùi quỷ ám.

1. Cam

Cam là một bộ phim khá hấp dẫn của đạo diễn Daniel Goldhaber mang màu sắc kinh dị kể về Alice (Madeline Brewer), là một cam girl (những cô gái tạo diễn đàn và giao lưu trực tuyến với mọi người qua camera). Cô chuyên livestream biểu diễn cảnh nóng theo yêu cầu khách hàng qua webcam dưới biệt danh “Lola”. Với những quy tắc riêng như “không diễn công khai, không nói lời yêu khách, không giả vờ lên đỉnh” cùng với sự thông minh sắc sảo, Alice đang trên đà trở thành một trong những cam girl nổi tiếng nhất của giới.

Và rồi sau một đêm nọ, khi Lola cố gắng lên thứ hạng 47, cô tỉnh dậy và nhận ra rằng mình bị mất tài khoản và có một Lola giả mạo đang phục vụ khách hàng của cô và phá vỡ hết những quy tắc của Alice.

Kịch bản được viết bởi Isa Mazzei, đã khắc hoạ vấn đề tình dục trên mạng trực tuyến một cách thẳng thắn và đanh thép, đủ để cảnh tỉnh một bộ phận người trẻ ngày nay. Chúng ta đang sống trong một thế giới ảo trên Internet đầy rẫy những mặt tối mà chúng ta chưa bao giờ biết hết được.

Trailer bộ phim.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Cantaloupe

Được quan tâm

Tin mới nhất