Phim Ảnh

10 lý do khiến phim 'Robin Hood' 2018 thất bại thảm hại dù đã từng được kỳ vọng

Mai Quỳnh
Chia sẻ

Với kinh phí khoảng 100 triệu USD và có thể là con số tương tự để quảng bá, song bộ phim "Robin Hood" chỉ đạt doanh thu 22 triệu USD toàn cầu trong đợt công chiếu mở màn. Có thể nói đây thất bại lớn về thương mại lẫn giá trị nghệ thuật. Dưới đây là những phân tích nguyên nhân từ nhiều khía cạnh.

Với kinh phí khoảng 100 triệu USD và có thể là con số tương tự để quảng bá, thế nhưng bộ phim Robin Hood chỉ đạt doanh thu 22 triệu USD toàn cầu trong đợt công chiếu mở màn. Có thể nói đây thất bại lớn về thương mại lẫn giá trị nghệ thuật. Dưới đây là những phân tích nguyên nhân từ nhiều khía cạnh.

Trailer phim “Robin Hood” (2018).

10. Điểm đánh giá thấp thảm hại 

Có thể nói, năm 2018 là thời gian diễn ra những tranh cãi nảy lửa giữa giới phê bình và người hâm mộ, nhất là với sự ra đời của Vũ trụ Điện ảnh mở rộng DC (DC Extended Universe). Dù vậy, các đánh giá phim từ giới phê bình nhìn chung vẫn góp phần định hướng cảm nhận về một bộ phim đối với khán giả tiềm năng.

Thật không may cho nhà sản xuất của Robin Hood hãng Lionsgate, khi điểm đánh giá phim này trên trang Tomatometer chỉ vỏn vẹn có 13%.

Thế nhưng, không phải là vô cớ mà phim bị đánh giá thấp như vậy, bởi lẽ bản thân Robin Hood không phải là một bộ phim chất lượng. Chúng ta có thể kể đến kịch bản lỏng lẻo, cốt truyện được làm mới vừa không thống nhất vừa không có tính nguyên bản (mặc dù nhà sản xuất tự nhận phim thể hiện sự phá cách). Bên cạnh đó, bộ phim còn sở hữu khâu tuyển chọn diễn viên vừa vụn vặt vừa thiếu sắc sảo. Phần diễn xuất của các diễn viên không đồng đều vì họ có các chất giọng từ nhiều vùng miền. Đơn cử là Tim Minchin có nhiều lúc nói tới bốn giọng khác nhau trong cùng một câu thoại trong nhiều phân cảnh.

Tất cả những yếu tố này đã nhấn chìm bộ bộ phim với những chỉ số đánh giá đáng thất vọng.

9. Cuộc cạnh tranh phòng vé

Tại Anh, Robin Hood chỉ phải cạnh tranh với bốn phim: The Girl In The Spider's Web, Nativity Rocks!, Nobody's Fool Assassination Nation. Trong đó chỉ có The Girl In The Spider's Web là được quảng bá rộng rãi. Thế nhưng, ở thị trường Mỹ, phim phải lao vào cuộc chạm trán với các tác phẩm nặng kí được phát hành trong dịp Lễ Tạ ơn.

Trong số đó, Creed II Ralph Breaks The Internet rõ ràng là những phim dành riêng cho Lễ Tạ ơn còn tác phẩm The Front Runner thì nhắm tới đối tượng khán giả trưởng thành. Quả thật mùa lễ hội này, khán giả được phục vụ những món ăn tinh thần chất lượng hơn những gì Robin Hood thể hiện: phim “chiếu dưới” Creed II có những pha hành động đã bất ngờ làm nên chuyện, Ralph lại sở hữu riêng cho mình sự nhẹ nhàng, gần gũi rất phù hợp cho đối tượng gia đình và The Front Runner hướng tới những người tìm kiếm tác phẩm có ngụ ý chính trị.

Trailer phim “Ralph Breaks The Internet” (2018)

Robin Hood không thuộc thể loại nào dành cho mùa lễ này. Bản thân phim cũng không đủ lực để cạnh tranh với sức mạnh của những tên tuổi như Rocky hay Disney.

8. Phim không hợp với các bối cảnh

Yếu tố truyền miệng luôn là điều quan trọng không thể thiếu với những phim bom tấn tiềm năng. Thế nhưng Robin Hood gặp phải vấn đề khiến người xem không hào hứng bàn tán vì nội dung đề cập hoàn toàn không tương thích với thời điểm.

Sự thiếu phù hợp này không phải ở thể loại phim. Cùng khai thác đề tài gắn với yếu tố lịch sử nhưng Game Of Thrones, Vikings hay Peaky Blinders là những tác phẩm đầy lôi cuốn đối với khán giả. Sai lầm của Robin Hood là lựa chọn sáng tạo và ẩn ý tương đương không phù hợp bối cảnh.

Cụ thể, khi nói về tình hình chính trị trong phim, có một chút ẩn ý về tổng thống Trump của Mỹ và vấn đề Anh rời khỏi châu Âu (Brexit) nhưng được lướt qua khá nhanh. Phần còn lại tạo sự liên tưởng về Mùa Xuân Ả Rập, làn sóng cách mạng tại các quốc gia Ả Rập, nhất là Afghanistan và Iraq. Tuy phong trào này vẫn đang diễn ra nhưng đã không còn là chủ đề nổi bật được quan tâm. Kỳ lạ nhất phải kể đến ẩn ý về Banksy, một nhân vật ẩn danh là nghệ sỹ graffiti, nhà làm phim, và nhà hoạt động chính trị tại Anh.

Bansky và một tác phẩm graffiti

Từ khía cạnh này, phim làm khán giả như đang sống với những gì vừa mới xảy ra trong thời gian gần đây khi những chất liệu phim không hề gần gũi với thời đại mà tác phẩm mô tả.

7. Câu chuyện giữa Robin Hood và Batman Begins đã trở nên nhàm chán

Điểm khác biệt cốt lõi của Robin Hood chính là cách thức để kể về Batman Begins, lột tả những gì mà khán giả nghĩ là đã biết trước đó, bằng cách kể về một góc cạnh khác của câu chuyện. Đó là lý do ban đầu phim dự định được đặt tựa là Robin Hood: Origins (Robin Hood: Nguồn gốc). Điều sai lầm là ý tưởng này cũng đã được đạo diễn Ridley Scott thể hiện trong phiên bản Robin Hood năm 2010.

Trailer phim Robin Hood (2010)

Trong khi đó, phiên bản năm 2010 tuy chất lượng ổn và được đánh giá tích cực nhưng vẫn không đạt được doanh thu đáng kể. Phim thu về 321 triệu USD so với kinh phí bỏ ra 200 triệu USD. Đây đáng lẽ là tín hiệu cảnh báo đối với hãng Lionsgate.

6 - Nỗ lực nhượng quyền quá tham vọng 

Hồi năm 2014, hãng Sony Pictures thông báo họ muốn hợp tác tạo ra một vũ trụ chung về Robin Hood, với kịch bản được viết lại cho Merry Men (một nhóm gồm những người sống ngoài vòng pháp luật đi theo Robin Hood) theo phong cách Avengers. Những nhân vật này sẽ được làm các bộ phim riêng, trước khi kết hợp cùng nhau.

Robin Hood của Otto Bathurst không phải là dự án thuộc vũ trụ chung hợp tác cùng Sony Pictures, nhưng là phim được làm để đánh tiếng về khả năng hợp tác nhượng quyền. Có thể thấy đây là một bước đi thiếu khôn ngoan khi phim có một khởi đầu tệ hại, chiến lược truyền thông yếu kém, và dẫm chung một bước chân với phim King Arthur: Legend Of The Sword. Tín hiệu hợp tác nhượng quyền giờ đây trở thành tín hiệu báo động về năng lực của Lionsgate.

5 - Cái tên Taron Egerton chưa đủ sức nặng

Cần phải nhìn nhận rằng Taron Egerton là một diễn viên xuất sắc trong Eddie The Eagle, Kingsman và anh sẽ còn tỏa sáng trong nhiều bộ phim tương lai. Egerton có thần thái cực kỳ lịch lãm và là biết khiêm tốn. Anh có thể sẽ có bước chuyển lớn trong bộ phim sắp ra mắt năm 2019, Rocket Man.

Thế nhưng, Taron Egerton chưa đủ chín để trở thành cái tên bảo chứng cho hiện tượng phòng vé, tương tự như trường hợp của diễn viên Charlie Hunnam trong phim King Arthur. Mặc dù đã có một số thành công nổi bật, nhưng những gì nam diễn viên đạt được là nhờ sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn khác. Trong Robin Hood, nam diễn viên là cái tên nổi bật nhất, ngay cả với những diễn viên như Jamie Foxx, Jamie Dornan và Ben Mendelson.

3 - Robin Hood không phải là nhân vật được yêu thích

Lionsgate có lẽ chưa thấm thía được bài học cách đây không lâu với King Arthur. Mức độ chỉ quan tâm của khán giả đối với nhân vật Robin Hood cũng không là bao so với King Arthur.

Trailer phim King Arthur: Legend of the Sword (2017)

Mặt khác, thất bại với phiên bản Robin Hood năm 2010 của đạo diễn Ridley Scott là minh chứng cho thấy vấn đề không nằm ở chất lượng phim. Điều mấu chốt là việc nhân vật anh hùng này đáng chú ý và nổi tiếng không đảm bảo việc anh được khán giả yêu thích. Robin Hood không giống những nhân vật thường xuyên được reboot như Batman hay Superman. Lionsgate đã không thấu hiểu điểm quan trọng mang tính nền tảng là sự yêu thích của khán giả. Họ cho là nhân vật sẽ được đẩy lên nhờ khâu sản xuất và tiêu tốn nhiều tiền của cho bước đi thiếu cơ sở này.

3 - Thất bại từ khâu quảng bá 

Khâu quảng bá cho Robin Hood là một chuỗi những thất bại.

Đầu tiện là phục trang mang tính hiện đại của Robin làm khán giả liên tưởng tới nhân vật trong phim Assassin's Creed. Tệ hơn là những hình ảnh đầu tiên về nhân vật phản diện do Ben Mendelson thủ vai, trên tay cầm vũ khí nhìn giống như súng máy. Một lần nữa khán giả không khỏi liên tưởng đến nhân vật phản diện Crossbones trong Vũ trụ Marvel. Nếu đây là sự đột phá mà Lionsgate muốn thể hiện thì ý tưởng này đúng là thảm họa.

Tiếp đó là trailer nhạt nhòa của bộ phim không làm khán giả mảy may hứng thú: ý tưởng lấy cảm hứng từ những phim như Guy Ritchie, Batman, Two-Face và vay mượn từ một số phim khác đi ngược với tham vọng kể lại câu chuyện anh hùng theo cách hoàn toàn mới.

2 - Có những tác phẩm đi trước sáng giá hơn

Một cảnh trong phim Robin Hood: Prince Of Thieves (1991)

Điều mà các nhà sản xuất cần nằm lòng khi làm mới một tác phẩm đã được nhiều người biết đến là tác phẩm của họ phải nổi bật hơn các tác phẩm trước.

Đáng buồn là Robin Hood phiên bản 2018 lại không thể so sánh được với những tác phẩm đi trước. Có thể kể đến những cái tên sáng giá hơn gồm phim hoạt hình cùng tên do Disney sản xuất (1973), phiên bản do Russell Crowe đóng chính (2010), và phiên bản được yêu thích Robin Hood: Prince Of Thieves (1991) với diễn xuất tài tình Alan Rickman đã được sử dụng làm khuôn mẫu để thể hiện về nhân vật anh hùng này. Có ý kiến cho rằng ngay cả bộ phim ăn theo Robin Hood: Men In Tights (1993) cũng được đánh giá tích cực hơn.

1 - Thất bại trong việc thấu hiểu nhân vật

Sai lầm nghiêm trọng nhất mà Lionsgate cần nhìn nhận cách họ khiến khán giả nhìn nhận về nhận về nhân vật.

Nhà sản xuất nỗ lực reboot phim, làm mới nhân vật bằng cách biến một trong những nhân vạt anh hùng trong lịch sử trở thành cái gai trong mắt người xem với tất cả sự ngạo mạn. Điều này thể hiện qua việc Hood công khai cướp vợ người khác, la lên những câu cửa miệng chối tai, một kẻ nhiệt tình nhưng thiếu đi sự khiêm tốn. Cách thể hiện này đã khiến cho hình tượng nhân vật bị phá hỏng, từ một anh hùng trở thành một tên vô lại.

Có lẽ đạo diễn và người viết kịch bản đã bê nguyên nhân vật Eggsy trong Kingsman để Egerton thể hiện một lần nữa trong Robin Hood mà quên mất việc phải hiểu rõ tính cách của điệp viên Eggsy lẫn anh hùng Robin Hood chăng?

Chia sẻ

Bài viết

Mai Quỳnh

Tin mới nhất