Thật khó có thể tưởng tượng ra một bộ phim được ra mắt công chúng nhưng không kèm theo vài pha mạo hiểm khiếm khuyết, những lỗi lầm không thể ngờ đến, hay thậm chí vài điều vô lý trong cốt truyện mà hầu hết người hâm mộ sẽ bỏ qua. Khi ngân sách trở nên lớn hơn, có nghĩa là những cảnh hành động và thời gian chạy đua cũng tỷ lệ thuận, thì những thiếu sót này thường lớn đến khó mà tin được.
Với những fan cứng, thì chuyệt bắt lỗi phim có thể khiến quá trình thưởng thức trở nên thú vị hơn hẳn. Sau đây là danh sách 10 chi tiết ngớ ngẩn nhất xuất hiện trong các phim bom tấn mà có thể bạn đã bỏ qua.
Fast Five (2011)
Bạn sẽ cướp của người đàn ông giàu nhất Brazil bằng cách nào nếu tiền của hắn ta được phân tán khắp thành phố Rio? Dễ thôi, phải làm sao cho hắn gom hết chúng lại và để ở cùng một nơi. Đó là kế hoạch của nhóm diễn viên chính trong Fast Five, hòng cướp một cái két sắt khổng lồ khi những kẻ xấu trong phim đang giúp họ thực hiện âm mưu.
Nói thì dễ hơn làm, vì chỉ có dấn vân tay của tên tội phạm đó mới mở được cửa kho tiền. Giselle dùng chiêu “mỹ nhân kế” quen thuộc để tiếp cận ổ khóa và đánh cắp dấu vân tay của hắn bằng bộ áo tắm. Điều phi lý ở đây là hắn dùng tay phải để mở cửa. Trong khi đó, nhóm bạn của Dominic Toretto lại lấy dấu vân tay của bàn tay trái.
The Avengers (2012)
Khi những anh hùng quả cảm nhất của trái đất cuối cùng cũng đã quyết định hợp lực với nhau nhằm chống lại Loki, Captain America đã hỏi Black Widow rằng liệu cô có thể lái chiếc Quinjet của SHIELD để đưa cả đội đi hành động được không. Hawkeye xác nhận rằng cô ấy có thể, và được mời tham gia chuyến đi.
Nhưng việc Captain hỏi Widow ngay từ đầu đã là chuyện phi lý. Vì Widow không những là đặc vụ hàng đầu của Nick Fury, mà Captain cũng đã từng ngồi trên một chiếc Quinjet mà cô ấy cầm lái trong hai cảnh phim trước đó. Chắc trí nhớ của anh ta bị ảnh hưởng do ngủ đông quá lâu.
The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
Trong phần cuối cùng của bộ ba phim Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson, Aragorn nhận ra rằng để đánh bại được lực lượng của Sauron, anh ấy cần phải có sự viện trợ từ Đội Quân Người Chết. Chúng đang phải ám một ngọn núi gần đó sau khi phản bội tổ tiên của Aragorn.
Chắc hẳn, bọn chúng phải có sức mạnh rất kinh hoàng, vì chỉ cần nhắc đến tên thôi mà gió lốc đã nổi lên. Có lẽ là mạnh hơn sự mong đợi của nhà làm phim, vì một bộ giáp sắt cũng bị cuốn đi trong cơn gió, và chìm vào trong quên lãng với hy vọng người xem sẽ không để ý.
The Dark Knight (2008)
Khi những bộ phim bom tấn bắt đầu nóng hơn, người quay phim không chỉ có nhiệm vụ bắt được những khoảng khắc mà còn phải đảm bảo rằng chúng sẽ không bị cắt bỏ khi ra thành phẩm. Trong The Dark Knight, khi cảnh phim diễn ra tại một phòng thẩm vấn được bao phủ bằng phim, nhân viên quay phim đã vô tình lọt vào khung hình.
Khi Batman dùng tay nhấc bổng Joker, cả máy quay lẫn người đều có thể bị thấy phản chiếu trong vài giây phía sau hai diễn viên.
Transformers: Age of Extinction (2014)
Những người hâm mộ các bộ phim của Micheal Bay biết rằng khi những cảnh hành động được quay từ trên không, thì một vài lỗi hay những cảnh phim gây bối rối thường được “đính kèm”. Trong cảnh chiến đấu ở Hồng Kông, ngôi sao Mark Wahlberg và con gái mình phải chạy dọc theo mái nhà để tránh cơn mưa lửa đang rơi từ những Decepticons gần đó.
Những vụ nổ ở khắp nơi, nhưng một cảnh quay dài lại cho chúng ta thấy rằng sự việc không hề nguy hiểm đến mức đó. Đạo diễn phim thích những vụ nổ hoành tráng, và rõ ràng hy vọng người hâm mộ sẽ bị phân tâm đủ để không thấy người quay phim, kỹ xảo đặc biệt và thành viên của nhóm sản xuất rõ mồn một, đứng rải rác trên mái nhà.
Jurassic Park (1993)
Bộ phim về khủng long khát máu của Steven Spielberg bắt đầu rất mạnh mẽ, cho khán giả thấy rằng lũ Velociraptor trong công viên chết chóc dường nào. Nếu có bất kỳ ai xâm phạm đến lãnh địa của nó, thì nó sẵn sàng xuống tay sát hại người đó ngay.
Khi người gác cổng té nhào xuống từ đỉnh lồng, khán giả chắc hẳn sẽ quá kinh hãi để nhận thấy rằng bàn tay đang đưa lên để đỡ anh ta đã rơi vào máy quay. Cảnh tiếp theo càng khẳng định rằng bàn tay đó không phải từ đồng nghiệp của anh chàng xấu số đó, mà là của một thành viên trong đoàn làm phim.
Star Trek (2009)
Rất ít người sẽ quên được cảnh bay lượn trong vũ trụ từ bộ phim Star Trek làm lại năm 2009. Nhưng với những người thực sự chú ý vào cảnh phim này sẽ thấy bối rối. Khi Kirk, Sulu và kỹ sư Olson đang rơi với tốc độ kinh hoàng xuống hành tinh, thì Kirk đang dẫn đầu, với Sulu ngay sau anh.
Khi máy quanh cắt bất thình lình sang cảnh cây cầu, bộ ba này không chỉ nằm sai vị trí, và Chevov còn tuyên bố rằng họ đang ở độ cao “20.000 mét”, mặc dù màn hình đang hiển thị con số là 102,000 mét.
Independence Day (1996)
Một vài người hâm hộ của phim khoa học viễn tưởng sẽ cảm thấy có vấn đề với câu chuyện về người ngoài hành tinh xâm lấn này, nhưng có một lỗi phi thường trong bộ phim thành phẩm mà không hề liên quan gì đến máy tính hay người ngoài hành tinh. Khi nhân vật của Jeff Goldblum đã mất hết hy vọng, anh ta tìm đến rượu, và nổi giận lôi đình trong hang để máy bay của Khu 51. Dĩ nhiên là cha của anh ta sẽ lên tiếng dỗ dành, nhưng không phải trước khi Goldbum đá bay một cái thùng rác, rõ ràng được ghi chú “Art Department” (Bộ phận họa sĩ) dưới đáy bởi đoàn làm phim.
Avatar (2009)
James Cameron phải phụ thuộc vào màn hình xanh và các phù thủy CGI để làm một trong những tác phẩm 3D tuyệt vời nhất. Vì vậy không quá bất ngờ khi một trong những lỗi hay ho nhất lại xảy ra trong bối cảnh trên Trái Đất.
Jake Sully được trao cơ hội đội lốt thành người hành tinh Avatar vì Tom, người anh trai song sinh phi thường của anh ta, đã bị giết trong một vụ trộm. Diễn viên Sam Worthington thủ vai cả hai anh em, nhưng khi xác của Tom được đưa ra, thì trong cảnh thứ hai người ta có thể thấy rõ ràng đó là một diễn viên khác.
Chúng ta có thể giả định rằng gương mặt của Worthington đã được đưa vào khi hậu kỳ, nhưng khi cân nhắc với những kỹ xảo khác trong phim, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tại sao nó lại có thể lọt qua khe hở như vậy.
Thor: The Dark World (2013)
Jane Foster có thể không dũng mãnh bằng một người Asgar trung bình, nhưng khi hấp thụ Aether trong Thor 2, thì nữ khoa học gia loài người này bỗng trở nên phi thường hơn. Nhưng khi nguồn năng lượng vũ trụ này xuất hiện và xâm chiếm cơ thể của cô ấy thì trang phục trước và sau có sự khác biệt.
Cô nàng chỉ mặc chiếc áo giáp của Asgar và áo choàng khi trở về quê nhà của Thor rất lâu sau đó. Cho nên nếu Aether không thể cho chúng ta thấy trước tương lai thì chắc là đoạn phim đó đã được lấy từ cảnh sau. Các nhà làm phim chắc phải hy vọng rằng người xem sẽ bị phân tâm bởi dòng năng lượng đỏ rực đang chảy cuồn cuộn mà không để ý đến sự vô lý này.