Nếu số tiền bạn bỏ ra chưa đến cái ngưỡng không-tưởng-một-cách-phi-lý khiến bản thân cảm thấy có lỗi, các bạn thật may mắn khi sắp lĩnh ngộ được tất tần tật về mua hàng high-end
Thời của những thỏi son xí muội Hàn Quốc, hay những hộp cushion với bao bì cực kawaii sắp sửa đi qua. Bây giờ đã là thời người tiêu dùng đầu tư cho những item high-end mang dấu ấn của những nhà thiết kế. Các shop bán mỹ phẩm high-end xách tay dù có thét giá cao ngút trời - đội lên mấy lần so với giá trị gốc của sản phẩm (Ví dụ: Christian Louboutin 2500K/cây, và dòng son hộp vuông Tom Ford 1700K/cây…) vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng. Bán chạy đến mức con nghiện mỹ phẩm như tôi còn phải hoài nghi: “Nhu cầu mỹ phẩm xa xỉ bây giờ cao đến thế sao?”.
Mỹ phẩm High-End: Cao sang trong tầm với
Dù tồn tại cả ba dòng mỹ phẩm low-end, mid-end và high-end cho phân khúc thị trường với đối tượng khách hàng khác nhau, các hãng mỹ phẩm và nước hoa high-end với giá trung bình ít nhất 900K cho một thỏi son hay 1500K cho 50ml nước hoa vẫn luôn bán chạy và được ưa chuộng dữ dội bởi đông đảo các tín đồ làm đẹp.
Theo số liệu năm 2013, tại Trung Quốc, thị phần nước hoa được chiếm giữ tới 68% bởi Chanel. 13% tiếp theo thuộc về tập đoàn LVMH Moët Hennessy (với các thương hiệu mỹ phẩm nước hoa như Dior, Loewe…) và 11% là của COTY (với các hãng Calvin Klein, Chloé, Marc Jacobs…).
Không bàn về chất lượng, dấu ấn của những nhà thiết kế triệu đô chính là nguyên nhân khiến chúng ta luôn sẵn lòng móc ví, bất kể ta có thể mua được món đồ với chức năng tương tự với giá rẻ hơn những 3-5 lần. Chúng ta không thể bỏ ra một 100 triệu để mua một ‘cô em’ Chanel classic, hay 23 triệu để sở hữu một đôi giày Jimmy Choo, nhưng 900K cho một thỏi son Chanel hay 2000K cho vài trăm millilit nước hoa Jimmy Choo là điều có thể.
Charlotte Olympia và Proenza Schouler tuy không có dòng mĩ phẩm riêng, nhưng cũng đã lấn sân bằng cách kết hợp với MAC để làm BST Limited Edition. Karl Lagerfeld cũng đã từng đưa chú mèo Choupette của mình trong BST Shupette kết hợp cùng Shu Uemura.
Do đó, mỹ phẩm high-end dù đắt so với mặt bằng chung, nhưng lại là cao sang trong tầm với. Bởi lẽ thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng, các nhà mốt thông qua nước hoa và mỹ phẩm để thu hút sự chú ý, tiếp cận đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình đến trung bình khá. Dòng mỹ phẩm và nước hoa hàng hiệu chính là nguồn thu nhập dồi dào cho thương hiệu xa xỉ.
Chính vì tính “cao sang” đó mà nhiều người tiêu dùng sở hữu mỹ phẩm và nước hoa high-end không hẳn (hoặc có khi không thèm) quan tâm đến chức năng, mà đôi khi dùng chúng như món đồ trang sức cho bản thân thêm lấp lánh.
Nếu bây giờ mang giày Nike là dân nghiện thể thao, dùng iPhone là dân có chất, thì các cô nàng giờ đang phân loại nhau qua nhãn mác in trên thỏi son hay hộp phấn họ dùng. Mĩ phẩm Chanel hay Tom Ford lấy ra từ túi xách đối với các quý cô cũng tương tự như các chàng trai dùng iPhone hay iPad ở chốn công cộng vậy đó.
Chọn làm cô gái xì tin với son tint mua ở Etude House, hay cô nàng quyến rũ thời thượng cũng với thỏi có in dòng chữ vàng YSL?
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là : Liệu có đáng không?
Sự xa xỉ đôi khi chỉ là vẻ bề ngoài
Quan niệm ‘Tiền nào của nấy’ thực sự không hẳn đúng với mỹ phẩm. Christian Louboutin giá ngút trời, rốt cuộc vẫn là thỏi son lì, đánh lên vẫn khô môi và độ lì thì cũng chẳng nổi trội hơn so với Charlotte Tilbury hay MAC. Theo đánh giá của các beauty blogger, son lì của Tom Ford và Shu Uemura đánh vừa không bị khô môi, nhưng giá lại mềm hơn một nửa. Thế thì bỏ ra rất nhiều tiền cho một cây son kiêm vòng cổ, tại sao không lấy số tiền đó để mua hai cây son khác từ một thương hiệu có giá cả phải chăng?
Nếu bạn chịu khó tìm hiểu, có một danh sách các item chỉ nên mua của các hãng high-end để đảm bảo chất lượng như kem nền, cushion, concealer, phấn, son, dầu tẩy trang, kem dưỡng da, phân khối… Tuy nhiên, có một số món như phấn mắt, chì kẻ lông mày, mascara, eyeliner, son dưỡng môi, son bóng, hay xịt khoáng… chỉ cần mua của các thương hiệu bình dân hay trung cấp là cũng đủ tốt rồi.
Tuy đều mang mác những thương hiệu thời trang high-end, không phải sự lấn sân nào cũng thành công rực rỡ. Nơi đâu cũng có người thành công, kẻ thất bại. Bằng chứng là bạn chẳng nhớ nổi rằng Dolce & Gabanna có làm son, và ngoài túi và giày, thì Gucci hay Tory Burch còn bán cả mĩ phẩm. Son Chanel luôn bị chê bai là chỉ đẹp mỗi bao bì, nhưng màu sắc không chuẩn; còn bộ phấn ngọc trai Meteorites của Guerlain trông thì dễ thương thôi chứ đánh-cũng-như-không, thà không đánh còn hơn.
Vậy thì cuối cùng, trong ma trận mỹ phẩm high end với những cái tên kêu choang choang và giá thì choáng váng, bạn thực sự nên chi tiền cho những món nào? Hãy để tôi, với kinh nghiệm 300 triệu chi tiền “khôn” -“ngu” lẫn lộn, sẽ chỉ cho bạn những thứ thực sự nên đầu tư cho nhan sắc của mình.
Editor's Choice: Những Must-have item từ các hãng High-End
Nội dung hợp tác với tạp chí 2!