Thoái hoá khớp gối
Khi ngồi vắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị “đè nén”, làm bệnh nặng thêm.
Gây ra bệnh đau lưng, đau cổ
Theo nhà vật lí trị liệu Vivian Eisenstadt, ngồi chéo chân sẽ khiến bạn dễ bị đau lưng và đau cổ do tư thế ngồi này tạo áp lực lên vùng hông - vốn là nơi nâng đỡ cột sống. Vì thế, chúng ta không nên ngồi vắt chéo chân quá lâu nếu không muốn bị các cơn đau cổ, đau lưng hay nguy hiểm hơn và nguy cơ bị thoái bị đĩa đệm.
Nguy cơ bị giãn tĩnh mạch
Theo Trung tâm nghiên cứu Sức khoẻ Hoa Kì, khoảng 55% phụ nữ và 45% đàn ông ở Mĩ bị giãn tĩnh mạch. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch. Khi bạn ngồi vắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài, tạo áp lực lên các mạch máu ở chân, máu có thê tụ lại tạo nên hiện tượng giãn tĩnh mạch ở chân.
Tăng huyết áp
Ít ai ngờ rằng việc ngồi vắt chéo chân có thể khiến bạn bị tăng huyết áp. Khi bạn ngồi chéo chân, dòng chảy của máu về tim bị ngăn chặn, khiến cơ thể phải tăng áp lực để vận chuyển máu khiến huyết áp tăng “tạm thời”. Thế nhưng, việc huyết áp bất ngờ tăng như vậy thường xuyên sẽ khiến cho bạn gặp nhiều vấn đề lâu dài cho sức khoẻ.
Tác động xấu đến và vóc dáng
Không chỉ khiến cho khớp xương đầu gối yếu đi, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng đi hơi nghiêng về phía trước, lưng không thẳng. Luôn giữ lưng thẳng bằng cách ngồi đúng cách: Đầu gối song song và cẳng chân vuông góc với sàn sẽ giúp cho xương sống khoẻ và vóc dáng đẹp hơn.
Tư thế ngồi tốt nhất là bạn nên giữ 2 bàn chân trên mặt đất, đầu gối tạo một góc 90 độ với mặt đất. Để hạn chế tác hại thói quen ngồi vắt chéo chân, bạn nên tránh ngồi tư thế này liên tục trong 10-15 phút và đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút nếu có thể.