Omikenshi, có trụ sở tại Osaka, đã tiến hành chuyển hoá xenlulo khó tiêu bằng cách trộn với bột konjac (có họ với cây ráy) thành bột giàu chất xơ, mà công ty gọi “tế bào ăn được”.
Konjac là một loại cây giống khoai lang, họ hàng với cây ráy, được trồng ở Nhật Bản, được sử dụng trong sản xuất các loại mì như Shirataki.
“Tế bào ăn được” của công ty Omikenshi hoàn toàn không có chất béo, không gluten và là một nguyên liệu tuyệt vời cho thực đơn low carb cho các tín đồ ăn kiêng.
Nó chỉ có 27 calo cho mỗi pound, so với 1.538 calo trong một pound lúa mì. (1 pound bằng 0.45 kg)
Omikenshi đang đặt cược vào thị trường thực phẩm sức khỏe trị giá hơn 1.2 ngàn tỷ yên vào năm 2013, hơn gấp đôi giá trị này vào hai thập kỷ trước đó theo Cơ quan Tiêu Dùng của Nhật Bản.
“Chúng tôi đang bước vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm,” Takashi Asami - người quản lý tại bộ phận phát triển nguyên liệu chiến lược Omikenshi trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết.
“Nhu cầu về thực phẩm và các chế độ ăn uống lành mạnh là cực kì mạnh mẽ và rất hứa hẹn, trong khi các thị trường dệt may Nhật Bản đang bão hòa và bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu tăng cao”.
Asami lưu ý, các loại mì khác sử dụng konjac không có gì lạ lẫm, nhưng bột gỗ sẽ mang lại thêm nhiều hương vị và kết cấu lạ mà các loại mì khác đang thiếu.
Thủ tướng Shinzo Abe đã nới lỏng quá trình dán nhãn thực phẩm bằng cách cho phép các nhà sản xuất quảng bá lợi ích sức khỏe mà không cần sự chấp thuận của cơ quan y tế của Nhật Bản.
Đến cuối tháng trước, có 120 công ty mới tham gia thị trường thực phẩm chức năng đăng kí với Cơ Quan Tiêu Dùng của Nhật Bản, trong đó có 43 nhà sản xuất không có lịch sử sản xuất thực phẩm.
Nippon Paper Industries Co., nhà sản xuất giấy lớn thứ hai của Nhật Bản, được tiếp thị hạt giống chè mới giúp kiểm soát cholesterol và làm giảm sự mỏi mắt.
Konjac là sản phẩm nông nghiệp được bảo vệ kĩ nhất tại Nhật vì tầm quan trọng của nó, và “tế bào ăn được” của Omikenshi có thể giúp người nông dân cải thiện thu nhập rất nhiều.
Omikenshi có kế hoạch chi khoảng 1 tỷ yen, tức khoảng hơn 8 triệu USD vào sản xuất các “tế bào ăn được” trong nhà máy dệt của mình.
Mức sản xuất bột giàu chất xơ được thiết lập để bắt đầu vào năm tới là 30 tấn một tháng.
“Nó có thể được sử dụng như là sản phẩm thay thế cho lúa mì trong các sản phẩm khác nhau, từ ramen, mì ống và bánh bao.” Asami nói.
“Chúng tôi đang thảo luận về xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai vì béo phì đang trở thành một vấn đề lớn đối với trẻ em ở đó”, ông này cũng cho biết thêm.
Như vậy, trong tương lai gần, những người cần giảm cân sẽ vẫn có những bữa ăn ngon lành, thưởng thức những chiếc bánh mì, bánh bao hay dĩa pasta đầy cám dỗ mà không lo tăng kí , đơn giản vì gỗ sẽ thay thế tinh bột trong thực đơn của họ.