Thời trang

Nhờ niềng răng, cô bé lọ lem răng hô ngày nào hóa thành thiên thần 'vạn người mê'

Minh Tú
Chia sẻ

Nhờ niềng răng, cuộc đời của nhiều bạn trẻ như được bước sang trang mới. 15 bức ảnh sau đây sẽ chứng minh sự "vi diệu" của niềng răng! Cập nhật các phương pháp niềng răng mới nhất để có thể "đổi đời nhé!

Với sự phát triển của ngành nha khoa thẩm mỹ phương pháp niềng răng như hiện nay thì ước muốn có một hàm răng đẹp của mọi người đã trở nên dễ dàng hơn.

Thật khó tưởng tượng được hiệu quả vi diệu của phương pháp niềng răng, 15 trường hợp “vịt hóa thiên nga” sau khi niềng răng dưới đây sẽ khiến bạn “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức!

Sở hữu hàm răng hô từ nhỏ, Nguyễn Thanh Huyền phải đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài vì thiếu tự tin. Thế nhưng, sau khi niềng răng 20 tháng, Thanh Huyền ngày nào giờ đây đã xinh đẹp đến kinh ngạc, đốn tim biết bao chàng trai.

Thanh Thúy Trần từng dau khổ với hàm răng móm và khập khểnh. Sau khi đến với niềng răng, cuộc đời của cô gái đã bước sang trang mới. Nhiều người còn ví cô giống với diễn viên Nhã Phương.

Và hàng loạt những cuộc “lội ngược dòng” nhan sắc nhờ niềng răng:

Sự thay đổi đáng kinh ngạc nhưng vô cùng đáng tự hào nhờ niền răng

Hàm răng một trời một vực của cô gái tóc vàng khiến người ta thấy sức mạnh phi thường của niềng răng

Ai cũng như thể lột xác sau khi tháo niềng

Động lực cho bạn gái mơ ước có hàm răng đẹp đều tăm tắp là đây

Minh chứng sống cho sự kì diệu của niềng răng thẩm mỹ

Hiện tại, niềng răng trở nên vô cùng phổ biến với nhiều phương pháp tương thích với mọi chi phí. Để sở hữu một hàm răng đều và đẹp vô cùng đơn giản. Dưới đây là 5 phương pháp niềng răng được các Thẩm mỹ viện cao cấp sử dùng nhiều hiện nay:

1. Niềng răng không mắc cài 3D Clear
Niềng răng không mắc cài là phương pháp vượt trội của ngành nha khoa, giúp bệnh nhân chỉnh nha bằng các khay trong suốt. Phương pháp niềng răng này sẽ giúp răng bạn đều hơn mỗi ngày. Với các đặc tính trong suốt, thoải mái, tùy chỉnh, hiệu quả và có thể tháo lắp được nên bạn sẽ an tâm trong suốt thời gian điều trị.

2. Niềng răng thẩm mỹ bằng mắc cài sứ
Mắc cài sứ là mắc cài đã được cải tiến từ mắc cài cơ bản inox truyền thống, giúp mang lại tính thẩm mỹ cao. Loại mắc cài này được sản xuất từ các vật liệu vô cơ và các hợp kim gốm nên loại mắc cài này có màu trong suốt.

Vì vậy, khi bạn niềng răng bằng mắc cài sứ khi nhìn từ xa người ta sẽ không nhận biết là bạn đang điều trị niềng răng. Với phương pháp này sẽ kết hợp với dây cung môi và dây thun để tác động tăng lực kéo cho răng, giúp định hình răng.

3. Niềng răng bằng mắc cài tự đóng
Niềng răng bằng mắc cài tự đóng là một phương pháp mới vì mắc cài được thiết kế có nắp trượt bằng sứ hay bằng kim loại dùng để đậy và giữ dây trong mắc cài mà không cần sử dụng đến thun như các phương pháp cũ.

Khi đó, dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh của mắc cài. Loại mắc cài tự đóng này có khuyết điểm là hơi dày hơn so với mắc cài thông thường, nên có thể làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, môi căng ra khi mang mắc cài.

4. Niềng răng thẩm mỹ bằng mắc cài mặt lưỡi( mắc cài mặt trong)
Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp gắn các mắc cài ở mặt trong của răng, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong quá trình điều trị niềng răng bằng mắc cài này, bệnh nhân vẫn có thể giao tiếp một cách tự nhiên vì người ngoài không thể biết bạn đang niềng răng.

Với phương pháp này đòi hỏi người bác sĩ chỉnh nha phải có tay nghề chuyên môn cao thì quá trình điều trị mới đạt hiệu quả tốt. Điều cần lưu ý ở phương pháp này là: thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn so với niềng răng mặt ngoài, khó vệ sinh hơn, chi phí đắt hơn so với các loại mắc cài khác.

5. Mắc cài inox kim loại( mắc cài truyền thống)
Mắc cài inox là loại mắc cài cơ bản, được chế tạo đầu tiên của phương pháp niềng răng với các ưu điểm hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng. Cấu tạo của khung kim loại của mắc cài inox rất mạnh, có khả năng chịu được tất cả các lực tương tác hàng ngày.

Sau khi gắn mắc cài, Bác sĩ sẽ gắn dây cung vào mắc cài của từng răng bằng thun hoặc dây thép để tạo lực kéo cho răng di chuyển từ từ. Trong một số trường hợp, mắc cài cấn vào phần mô phía trước làm bệnh nhân cảm thấy đau, gây chảy máu. Khi đó bạn nên sử dụng sáp chỉnh nha che vào mắc cài, nơi mà bạn cảm thấy đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Tú

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất