Những phương pháp đơn giản này sẽ giúp gót chân của chị em được hồi phục sau nhiều giờ, nhiều ngày đi giày cao gót.
1. Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm cho gót chân là bước chăm sóc bạn không thể bỏ qua. Bạn nên chọn các loại dầu dưỡng siêu ẩm, có khả năng làm mềm và tẩy tế bào chết. Hãy cẩn thận với các loại kem chứa các thành phần sau: urê (Flexitol Heel Balm), axit salicylic (Kerasal), axit alpha-hydroxy (Amlactin), saccharide isomerate. Bạn nên thoa kem dưỡng gót chân vào buổi sáng để tăng độ đàn hồi cho da trước khi bắt đầu ngày mới. Mỗi ngày bạn hãy dưỡng ẩm cho gót chân hai đến ba lần. Một số loại kem dưỡng gót chân có thể gây ra cảm giác châm chích hoặc kích ứng nhẹ. Điều này là bình thường. Nếu thấy hiện tượng này kéo dài hoặc có phản ứng nghiêm trọng thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Ngâm và tẩy tế bào chết cho bàn chân
Vùng da xung quanh gót chân bị nứt thường dày và khô hơn các vùng da còn lại. Lớp da này có xu hướng bị bong ra khi bạn dùng lực tác động lên. Lời khuyên cho bạn là ngâm và dưỡng ẩm cho cả bàn chân để vùng gót chân cũng được làm dịu.
Khi ngâm chân, bạn hãy lưu ý:
- Ngâm chân trong nước ấm (có xà phòng lành tính, dầu dưỡng) trong tối đa 20 phút.
- Dùng xơ mướp, dụng cụ chà chân hoặc đá bọt để loại bỏ lớp da dày và cứng.
- Nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho chân khô dần.
- Bôi kem dưỡng gót chân hoặc kem dưỡng ẩm dày lên vùng da bị tổn thương.
- Thoa dầu khoáng lên chân để khóa ẩm. Đi tất để tránh làm loang dầu mỡ ra xung quanh.
- Tránh chà rửa khi chân đã khô.
Bạn cũng có thể thử dùng miếng đeo dưỡng ẩm cho gót chân. Chúng mang đến lợi ích chăm sóc tương tự như việc ngâm chân và bên trong đã chứa sẵn các loại dầu trị liệu, vitamin giúp điều trị làn da khô.
3. Mật ong
Theo một đánh giá năm 2012, mật ong có khả năng chữa lành, làm sạch vết thương và dưỡng ẩm cho da. Bạn cũng có thể sử dụng mật ong như một hỗn hợp tẩy tế bào chết sau khi ngâm chân hoặc đắp như mặt nạ qua đêm cho chân.
4. Dầu dừa
Dầu dừa thường được khuyên dùng cho người có da khô, mắc bệnh chàm và bệnh vẩy nến vì nó có khả năng giữ độ ẩm cho da. Bạn có thể thoa dầu dừa lên gót chân sau khi ngâm. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của dầu dừa có thể giúp chữa lành gót chân bị chảy máu hoặc nhiễm trùng.
5. Các biện pháp tự nhiên khác
Có rất nhiều phương pháp điều trị nứt gót chân tại nhà khác nhau nhưng chúng chưa được khoa học chứng minh. Hầu hết các nguyên liệu này đều tập trung vào việc dưỡng ẩm và làm mềm da.
- Giấm để ngâm chân.
- Dầu ô liu hoặc dầu thực vật để dưỡng ẩm.
- Bơ hạt mỡ để dưỡng ẩm.
- Chuối nghiền để dưỡng ẩm.
- Sáp parafin để khóa độ ẩm.
- Bột yến mạch trộn với dầu để tẩy da chết.
Xem thêm: Đàm Vĩnh Hưng: Tôi muốn làm sui gia với Mỹ Tâm.