Không ai có thể định nghĩa về “Vẻ đẹp” thật sự. Tùy thuộc vào dân tộc, văn hóa, mỗi nơi lại có một xu hướng làm đẹp riêng.
1. Dáng lông mày kỳ lạ thời Trung Quốc cổ xưa
Với người Trung Quốc, việc nhổ lông mày và vẽ lại chúng là xu hướng làm đẹp rất phổ biến. Hình dáng lông mày mới sẽ rất kỳ lạ: tròn xoe, thẳng bất thường hoặc gợn sóng.
Những kiệt tác như vậy được gọi bằng những cái tên mỹ miều như ‘những ngọn đồi xa, ‘lá liễu’, ‘râu bướm đêm’...Tất nhiên qua từng thời kỳ, xu hướng tạo hình lông mày cũng dần thay đổi.
2. Người Ainu xăm nụ cười
Người Ainu bí ẩn sống ở quần đảo Nhật Bản và một phần ở các khu vực của Nga. Phụ nữ xăm mặt để có nụ cười giống như của Joker.
Người Ainu tin rằng điều đó giúp họ kết hôn và thậm chí tìm thấy sự bình yên ở địa ngục. Quá trình xăm hình được chia thành nhiều giai đoạn bắt đầu từ 7 tuổi.
3. Hộp sọ dài được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới
Thật thú vị khi biết rằng những cái đầu thon dài rất phổ biến ở nhiều dân tộc không liên quan trong các thời đại khác nhau: người Hun, người Ý, người Sarmati, người Maya và một số dân tộc châu Phi.
Nó còn phổ biến cả ở Pháp trong thế kỷ 20. Để thay đổi hình dạng hộp sọ, cha mẹ phải băng đầu em bé bằng ruy băng hoặc đặt em bé vào một chiếc cũi đặc biệt.
4. Răng đen ở Nhật Bản
Ohaguro là phong tục nhuộm răng đen của người Nhật, phổ biến đến cuối thế kỷ 19. Thuốc nhuộm răng của họ gồm sắt và sumac gallnuts trộn trong axit axetic.
Ngày nay nhìn có vẻ kỳ lạ nhưng vỏ bọc màu đen này có nhiều công dụng hơn bạn tưởng. Nó giúp bảo vệ răng và cung cấp chất sắt cho cơ thể. Giờ bạn chỉ có thể thấy răng đen trong các vở kịch sân khấu.
5. Châu Âu thời trung cổ nhổ lông mi
Người ta cho rằng thời trung cổ mọi người hay bị bệnh còi xương dẫn đến rụng tóc.
Một số người đã tận dụng ‘bi kịch’ đó và tạo ra vẻ ngoài hợp thời trang, vậy là những người khác học tập theo. Họ bắt đầu cạo tóc ở trán, nhổ lông mày và lông mi.
6. Móng tay dài ở Trung Quốc cổ xưa
Những chiếc móng tay dài như vậy tượng trưng cho sự giàu có và nhàn rỗi. Mọi người cũng nghĩ rằng bộ móng này giúp con người dễ dàng nói chuyện với các vị thần hơn.
Người Trung Quốc cũng tạo ra những chiếc vỏ đeo ngón tay bằng vàng trang trí thêm đá quý.
7. Người Maori xăm mặt
Người Maori luôn nổi tiếng với tình yêu dành cho hình xăm. Đàn ông không chỉ xăm kín cơ thể mà còn cả khuôn mặt với những hoa văn khác nhau.
Còn phụ nữ thường xăm cằm, cổ trên và môi. Họ không dùng kim mà dùng một chiếc đục đặc biệt. Hãy thử tưởng tượng quá trình xăm hình ‘dễ chịu’ thế nào.
8. Đàn ông châu Âu khoe bắp chân
Trong thời trung cổ và thế kỷ 18, phụ nữ luôn giấu chân dưới chiếc váy dài nhưng đàn ông lại thích khoe bắp chân bằng cách mang tất. Những người đàn ông không có bắp chân to còn phải buộc thêm bắp chân độn.
9. Ấn độ bấm khuyên mũi
Xỏ khuyên mũi vẫn còn rất phổ biến ở Ấn Độ. Họ thường xỏ một bên mũi liên kết với trang sức nối với lỗ tai nhưng cũng có nhiều người bấm nhiều lỗ một lúc.
Theo quy định, việc xỏ lỗ như vậy sẽ được thực hiện trước đám cưới. Những người theo y học Ayurveda cho rằng xỏ lỗ mũi trái giúp giảm đau đớn chuyển dạ và cải thiện sức khỏe sinh sản.
10. Cuộc thi sắc đẹp nam giới ở Wodaabe Tribe, Nigeria
Qua cuộc thi, phụ nữ sẽ chọn ra người họ ưng ý nhất để lấy làm chồng. Đàn ông sẽ đội mũ cầu kỳ, vẽ mắt và môi màu đen để làm nổi bật màu trắng của lòng trắng mắt và răng.
11. Tóc dài, người Yao, Trung Quốc
Ở làng Huangluo Trung Quốc có rất nhiều phụ nữ để tóc dài đến gót chân. Họ chỉ cắt tóc trong một nghi thức bắt đầu vào năm 16 tuổi.
Có một quy tắc thời xưa là nếu người đàn ông nhìn thấy mái tóc buông xõa của người phụ nữ, anh phải cưới cô ấy. Quy tắc này không còn tồn tại và phụ nữ có thể khoe tóc với mọi người.
12. Người Apatani nong mũi
Tất cả các xu hướng làm đẹp trên đều nhằm mục đích theo đuổi cái đẹp nhưng những người phụ nữ Apatani sống ở Ấn Độ thì không. Dân tộc này từng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Đàn ông từ các bộ lạc khác đến đánh cắp phụ nữ Apatani vì vẻ đẹp của họ. Vì vậy, người Apatani đã nong mũi, xăm hình lên mặt để che giấu bớt vẻ đẹp tự nhiên. Kế hoạch này đóng một vai trò quan trọng giúp người dân sống sót.