Tất cả mọi người đều biết một lon nước ngọt chứa nhiều đường (40 gam) nhưng lại không biết rằng một lon súp cà chua có thể chứa tới 20 gam đường trong một khẩu phần, nước táo dán nhãn không đường vẫn chứa 25 gam đường trong một cốc.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ chỉ nên ăn 24 gam, còn nam giới ăn 36 gam đường mỗi ngày.
Dưới đây là 7 bảy loại thực phẩm hàng ngày có nhiều đường hơn bạn nghĩ.
1. Súp đóng hộp
Nhiều người nghĩ rằng súp mua ở cửa hàng là sự kết hợp lành mạnh giữa nước và các loại rau bổ dưỡng. Nhưng nếu xem xét kỹ thành phần, bạn sẽ nhận ra hàm lượng đường trong một hộp súp bằng với lượng đường cần thiết cho cả một ngày của bạn. Một lưu ý nhỏ cho bạn là súp cà chua cần rất nhiều đường để cân bằng độ chua của cà chua.
2. Sữa chua ít chất béo
Một khẩu phần sữa chua nguyên chất có 4,7 gam đường, trong khi một khẩu phần sữa chua Hy Lạp có thể có tới 6 đến 12 gam đường. Nhà sản xuất thường cho thêm đường vào sản phẩm ít chất béo để làm làm mất đi hương vị và độ đặc của chất béo. Nhiều loại sữa chua ít béo còn chứa các dạng chất ngọt không tốt cho sức khỏe, như đường sucrose hoặc xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao.
3. Sốt salad không béo
Tương tự như sữa chua, nước sốt trộn salad chứa ít chất béo và calo hơn nhưng lại có nhiều đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tự làm nước sốt trộn salad tại nhà để đảm bảo rằng chúng không có thêm đường, chất bảo quản hoặc các thành phần không lành mạnh khác. Một trong các công thức sốt đơn giản bạn có thể áp dụng là trộn 4 thành phần: dầu ô liu, 2 phần giấm, một ít muối và hạt tiêu.
4. Sốt cà chua
Ăn một muỗng canh sốt cà chua tương đương với việc bạn ăn cả một viên đường. Mỗi muỗng canh chứa 4 gam đường và phần lớn nước sốt bán trong siêu thị đều chứa một lượng lớn xi-rô ngô fructose (có liên quan đến bệnh béo phì và bệnh tim).
5. Bơ đậu phộng
Trong khi các loại bơ đậu phộng tự nhiên chứa ít hoặc không chứa đường, thì nhiều biến thể thương mại của nó lại có nhiều đường, nhiều chất bảo quản tiềm ẩn nguy hiểm. Một số hãng làm bơ đậu phộng với công thức 8 gam đường trên 2 muỗng canh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên đọc kỹ nhãn thành phần để biết được loại nào là tự nhiên và tốt cho sức khỏe.
6. Khoai tây chiên
Một túi khoai tây chiên bạn ăn hàng ngày có thể có hàm lượng đường khoảng 3% -5%. Con số này đặc biệt đúng với loại khoai tây chiên có hương vị như thịt nướng, ớt ngọt, mật ong, ngô ngọt. Tùy thuộc vào số lượng khoai tây chiên bạn ăn, 15 miếng khoai vị thịt nướng đã có thể chứa 2 gam đường. Khoai tây chiên cũng chứa nhiều carbs, cơ thể sẽ chuyển hoá chúng thành dạng đường glucose. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên hạn chế ăn vặt để phòng ngừa bệnh tật.
7. Hoa quả sấy khô
Hoa quả sấy khô rất giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi trái cây bị sấy kiệt, hàm lượng nước trong nó sẽ mất đi, để lại đường nén trong miếng trái cây nhỏ bé. Kết quả là một miếng hoa quả sấy có hàm lượng đường tự nhiên rất cao.