Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em!

Với nhiều bậc phụ huynh, YouTube đã nghiễm nhiên trở thành người giữ trẻ, tuy nhiên, đó là điều hoàn toàn không nên.

Thông tin về một bé gái 5 tuổi ở quận Tân Phú, TP.HCM mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò thắt cổ trên YouTube xảy ra mới đây đã khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi bàng hoàng, đau xót.

Liên tiếp các vụ trẻ em thắt cổ vì học theo video trên YouTube

Được biết, bé gái tên là V.T.D, 5 tuổi. Theo chia sẻ của mẹ ruột và gia đình với báo Pháp luật & Bạn đọc, ngày 12/10 bé bắt chước theo trò chơi thắt cổ đăng tải trên YouTube.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 1
Bài đăng của chị N.N, dì của cháu bé V.T.D trên mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm. (Ảnh chụp màn hình)

Chỉ vài phút không để ý đến khi gia đình phát hiện, bé đã bất tỉnh trong tư thế treo cổ liền nhanh chóng đưa vào BV. Mặc dù được các y bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bé gái tử vong ngay sau đó ít giờ.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 2
Chị N. thắt ruột kể lại: "Chỉ có 3 phút không để mắt tới cháu mà hậu quả để lại là đứa trẻ 5 tuổi hồn nhiên, ngây thơ trong sáng ấy đã ra đi mãi mãi". (Ảnh: N.N)
Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 3
Chia sẻ câu chuyện này với mọi người, chị N hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung mà con em mình tiếp xúc trên mạng, đặc biệt là trên YouTube hàng ngày. (Ảnh: N.N)

Đáng buồn, sự việc trên không phải hy hữu. Trước đó, Tuổi Trẻ từng đưa tin, vào tháng 11/2019, bé trai Đ.T.K (7 tuổi, ở huyện Nhà Bè, TP.HCM) cũng làm theo trò 'thắt cổ nhưng vẫn thở được' trên YouTube.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 4
Bé K. được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Gia đình phát hiện bé treo cổ bằng chính chiếc khăn quàng đỏ, hai chân bé cách mặt đất một đoạn khá xa, người tím ngắt, ngất lịm. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên bé K đã may mắn giữ được tính mạng.

Khi được hỏi lý do, bé K cho biết em đã nhiều lần xem trò chơi “chết đi sống lại” trên YouTube. Trong video đó, nhân vật hướng dẫn cách thắt cổ nhưng vẫn thở được mà không chết nên bé đã làm theo.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 5
Một video có nội dung hướng dẫn chế thuốc nổ trên YouTube. (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, theo báo Tuổi Trẻ, bệnh viện cũng từng tiếp nhận một cháu bé bắt chước hành động của siêu nhân nhện mà cháu đã xem. Cháu đã đập tay thật mạnh vào kính làm tay bị đứt mạch máu.

Hồi đầu năm nay, báo Thanh Niên từng đưa tin, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận Đ.D. (15 tuổi, quê Hải Dương) trong tình trạng đa chấn thương do chế thuốc nổ theo video hướng dẫn trên YouTube.

YouTube là 'hố tử thần' chứa nhiều nội dung độc hại với trẻ nhỏ

"YouTube thực sự không dành cho trẻ nhỏ", đây là nhận định của cây viết công nghệ John Biggs của TechCrunch.

Rất nhiều các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam cho rằng, YouTube là một 'giải pháp hoàn hảo' để chấm dứt những cơn mè nheo của con cái. Với nhiều bậc phụ huynh, YouTube đã nghiễm nhiên trở thành người giữ trẻ, tuy nhiên, đó là điều hoàn toàn không nên.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 6
Tạo hình kỳ dị của công chúa Elsa do một kênh YouTube tạo ra để thu hút sự tò mò của trẻ nhỏ. (Ảnh: TechCrunch / ScreenShot)

"Không chỉ dừng ở các video, ngay ở phần bình luận trên các video của trẻ em cũng có những câu hết sức phản cảm xuất hiện. Ngay cả khi đứa trẻ thích một video nào đó dành cho trẻ em, cũng vẫn có rất nhiều nội dung xấu đang ẩn dưới bề mặt mà khá dễ dàng cho con em của bạn có thể sẽ dẫm phải 'bãi mìn' này.

Nói tóm lại, theo tôi thì YouTube không phải là chỗ dành cho trẻ nhỏ", John Biggs nhận định.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 7
Năm 2017, nhiều phụ huynh từng tá hỏa vì loạt video phản cảm 'gắn mác' video dành cho trẻ em. Trong ảnh là phân đoạn Siêu Nhân (Super Man) thoát y cùng Bạch Tuyết (Snow White)... vô cùng nhạy cảm. (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia giáo dục và tâm lý trẻ nhỏ khẳng định, việc giáo dục một đứa trẻ là quá trình rất lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và những hiểu biết, kỹ năng đặc biệt. Nó đòi hỏi mỗi đứa trẻ phải học qua nhiều nền tảng kiến thức, và mục đích cuối cùng là dạy cho đứa trẻ cách tồn tại cùng với những cá thể khác trong xã hội.

Cho dù thời thế có thay đổi, cách thức có đổi thay, thì mục tiêu cuối cùng của các phụ huynh vẫn không bao giờ thay đổi: Họ muốn con cái được vui vẻ, hạnh phúc, khỏe mạnh và thông minh.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 8
Tạo hình ghê rợn của công chúa Elsa và phân đoạn giành giật đứa bé trong một video 'gắn mác' dành cho trẻ em. (Ảnh: Internet)

"Nội dung giải trí dành cho trẻ em cũng không đơn giản. Nó đòi hỏi phải có cốt truyện, có niềm tin và hy vọng, có logic, có bài học được rút ra và phải làm cho lũ trẻ hiểu được bài học đó.

Đó cũng chính là lý do vì sao những video 'rác', trong đó nhân vật Người nhện sứt sẹo hay nàng công chúa Elsa không có miệng… sẽ chẳng đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào của việc giáo dục hay giải trí cho trẻ em. 

Trong khi đó, những video 'bóc hộp đồ chơi' kiểu này cũng sẽ dần dần dạy cho lũ trẻ con một suy nghĩ rằng, càng sưu tập được nhiều món đồ chơi trong những quả trứng nhiều màu sắc, chúng càng hạnh phúc. Những nội dung này được gợi ý bởi một con AI, cho rằng kiếm được nhiều đồ chơi chính là con đường tới hạnh phúc của trẻ nhỏ", Nhà văn, nhà tư vấn, lập trình viên, kiêm cựu biên tập viên của tờ East Coast - John Biggs nhận định.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 9
Theo cây viết của tờ TechCrunch, có thể nói YouTube là cái 'hố tử thần' chứa những nội dung không tốt cho trẻ nhỏ. (Ảnh: iStockphoto)

 YouTube không phải nền tảng dành cho trẻ em

Theo cây viết của tờ TechCrunch, có thể nói YouTube là cái 'hố tử thần' chứa những nội dung không tốt cho trẻ nhỏ. Nền tảng này rõ ràng không phải dành cho trẻ em. 

Nếu bạn cho trẻ em xem YouTube, trẻ sau một hồi mò mẫm kiểu gì cũng sẽ xem được một cái gì đó nhảm nhí hoặc bạo lực, hay thậm chí là nội dung nhạy cảm nữa. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ là nhanh hay chậm.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 10
Cảnh bạo lực, máu me xuất hiện trong một tập phim Peppa Pig giả mạo trên YouTube. (Ảnh: Internet)

"YouTube có thể thêm vào các kênh cho trẻ em, rà soát các dịch vụ hoặc thậm chí dùng cả người thật để kiểm soát, nhưng hãy tin tôi: Kiểu gì con bạn cũng sẽ phải xem một nội dung như đã đề cập. Điều này thật sự rất nguy hiểm", cây viết của tờ TechCrunch khẳng định.

"Bạn chắc chắn sẽ không cho con bạn ăn đồ người lạ mặt nào đó trên phố đưa cho. Vậy tại sao bạn lại cho chúng xem video từ một người chỉ nghĩ đến việc dụ trẻ nhỏ xem video để kiếm tiền?", câu hỏi của John Biggs đặt ra này chắc chắn sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh suy ngẫm.

Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ: YouTube là 'hố tử thần' chứa những nội dung độc hại với trẻ em! Ảnh 11
Ngay cả cũng YouTube nhiều lần khẳng định nền tảng này không được tạo ra để hướng tới trẻ em. (Ảnh: ELENA LACEY / Wired)

Ngay cả cũng YouTube nhiều lần khẳng định nền tảng này không được tạo ra để hướng tới trẻ em, và gần đây có động thái tắt hết bình luận trong những video có liên quan đến trẻ em.

Còn theo các chuyên gia, sẽ không có bộ lọc nào là đủ an toàn cho trẻ em, đặc biệt là khi YouTube có đến hàng tỷ video trên nền tảng. Các giải pháp công nghệ, kiểm soát của con người chỉ góp phần giảm mối nguy hiểm, các tác động tiêu cực đến trẻ em khi sử dụng YouTube.

Quan trọng hơn, các bậc phụ huynh, gia đình hãy luôn theo sát việc sử dụng YouTube, smartphone của con em mình. Cha mẹ cũng nên trang bị những kiến thức, kỹ năng để bảo vệ trẻ em khỏi video độc hại trên YouTube.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất