Chiến thắng với tỷ số 2-1 của đội tuyển Pháp trước đội tuyển Australia tại ngày thi đấu thứ ba của World Cup 2018 được người ta nhớ đến như một trận đấu mà công nghệ ghi dấu ấn đậm nét.
Phút thứ 54 của trận đấu, tiền đạo Antoine Griezmann gã trong khu vực penalty sau một pha bóng được cho là có va chạm với hậu vệ Australia Joshua Risdon. Kylian Mbappé, cầu thủ 19 tuổi của đội tuyển Pháp, chỉ hai tay vào chấm phạt đền thúc giục trọng tài Uruguay cho Pháp hưởng quả phạt đền nhưng ông Andres Cunha đã xua tay và trận đấu tiếp tục diễn ra. Phía sau, Antoine Griezmann nằm trên sân có lẽ với một vẻ mặt thất vọng.
Thế nhưng, chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại mà công nghệ hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong lần dừng bóng tiếp theo của chận đấu, trọng tài Cunha đã yêu cầu dừng trận đấu sau khi được thông báo về một lỗi có thể đã xảy ra thông qua tai nghe kết nối với hệ thống theo dõi trận đấu thông qua video (V.A.R). Chạy về phía đường biên, ông Cunha nhìn vào màn hình để xem lại pha bóng gây tranh cãi.
Và vào phút thứ 58, tức là sao từng huống Antoine Griezmann ngã trong vòng cấm, ông Cunha cho Pháp hưởng phạt đền trong sự ấm ức của người hâm mộ Austrialia (và dĩ nhiên là cả các cầu thủ trên sân). Dĩ nhiên, Antoine Griezmann không bỏ lỡ cơ hội ghi bàn thắng đầu tiên của mình tại World Cup từ chấm phạt đền.
Bàn thắng thứ hai mang về cho Pháp ba điểm trong một ngày thi đấu đáng thất vọng là của Pogba và lần này, không phải V.A.R, Goal-Line là công nghệ đã giúp ông Cunha ra quyết định nhanh chóng bóng đã lăn qua vạch vôi trong một tình huống nhạy cảm: bóng dội xà ngang, đập xuống mặt sân và nảy ra ngoài.
Ngay từ trước thời điểm World Cup 2018 diễn ra, công nghệ trợ lý trọng tài thông qua video (V.A.R) đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Tất cả chúng ta đều mong muốn một sự công bằng trong bóng đá và với những công nghệ như V.A.R hay Goal-Line, sự công bằng dường như đã được bảo toàn. Trong một thế giới công nghệ, khi mà từng góc dù là nhỏ nhất trên sân đều có một camera tốc độ cao nào đó theo dõi thì thật khó có một tình huống nào không được ghi lại. Thế nhưng, công nghệ nói chung và V.A.R hay Goal-Line nói chung đã giết chết cảm xúc trong bóng đã.
“Sự bất ngờ, và đôi khi có cả một sự bất công ở một chứng mực nào đó trong những tình huống nhạy cảm, chính là thứ làm nên vẻ đẹp và cảm xúc trong bóng đá,” độc giả Đức Minh chia sẻ. “World Cup năm nay, điều này gần như chắc chắn sẽ không xảy ra với những công nghệ mà FIFA đang áp dụng,” anh nói thêm.
Cùng quan điểm, độc giả Hồng Minh nói: “Có nhiều trận đấu với những tình huống nhạy cảm và những quyết định sai của chúng tài đã đi vào lịch sử mà người ta buộc phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Người hâm mộ có khi nhiều năm sau vẫn hậm hực khi nhớ lại và tôi tin rằng trong những tình huống như thế, ở các giải đấu lớn và các trận đấu quan trọng, có thể làm không ít người bật khóc. Đó là cảm xúc. Công nghệ thì luôn chính xác nhưng cảm xúc lại làm lên vẻ đẹp.”
Người hâm mộ có lẽ sẽ cần thêm một thời gian nữa để quen với sự chính xác của V.A.R hay Goal-Line…