“Chúng tôi không kiểm tra những gì mọi người nói trước khi nó nói điều đó, và thành thực thì, tôi không nghĩ xã hội muốn chúng tôi làm điều đó. Tự do nghĩa là bạn không cần phải xin phép trước, mặc định là thế, để nói những gì bạn muốn nói.”
Đó là những gì Mark Zuckerberg, người đứng đầu mạng xã hội lớn nhất hành tinh chia sẻ vào tháng 8 năm 2017. Thời điểm đó, CEO Facebook đang truyền tải những thông điệp của Facebook trước thông tin cho rằng Nga đang cố gắng theo túng kết quả của cuộc bầu cử trước đó. Trang Recode nhận định dường như Mark Zuckerberg sẽ vẫn giữ vững quan điểm này hôm nay, sau khi một tay súng đã dùng Facebook để livestream hành động xả súng khiến hàng chục người thiệt mạng tại New Zealand.
Dù rằng, Facebook - hay Twitter, YouTube hay Reddit - phản ứng ra sao trước chỉ trích cho rằng các nền tảng này đã giúp các hình ảnh hay video về vụ xả súng lan nhanh, không thể phủ nhận rằng chúng đá làm chính xác những điều chúng được sinh ra để thực hiện: cho phép con người chia sẻ tất cả những gì họ muốn, bất kì lúc nào họ muộn và tới nhiều người ra sao tuỳ họ muốn. Dĩ nhiên, Facebook sẽ không muốn những kẻ khủng bố livestream hành vi đáng sợ của mình tới toàn thế giới. Nhưng công ty này đang phát triển những công cụ để họ làm được chính xác điều đó. Chúng ta đang dùng những nền tảng cho phép con người làm gì họ muốn mà không cần xin phép trước.
Recode từng viết vào năm 2017 rằng cấu trúc nền tảng này chính là chìa khoá mang lại thành công cho Facebook - người dùng cung cấp nội dung, thuật toán của Facebook giúp lan truyền nó, ngay lập tức, với ít tác động nhất có thể:
“Facebook chỉ hoạt động như một công ty khổng lồ, có hàng tỷ người bởi nó cho phép người dùng và các nhà quảng cáo tải bất kì thứ gì lên nền tảng, mà không có sự can thiêp của con người. Thực tế rằng Facebook không kiểm duyệt bình luận, quảng cáo và (gần như) mọi thứ trước khi chúng được tải lên khiến mạng xã hội này đối đầu với nhiều vấn đề về pháp lý, đặc biệt là ở Mỹ. Thế nhưng, nếu có thứ gì đó khó chịu hoặc thậm chí trái luật được tải lên Facebook, điều này sẽ không phải do Facebook đăng lên - ai đó đã làm điều này.
Cơ chế này không phải chỉ mình Facebook áp dụng. Tất cả các lền tảng lớn sinh ra từ Silicon Valley trong một thập niên trở lại đây đều hoạt động tương tự: YouTube và Twitter không kiểm tra bình luận hoặc video trước khi bạn tải lên, Airbnb cũng không kiểm tra trước khi bạn có thể cho thuê căn nhà của mình.”
Tuần trước, Mark Zuckerberg chia sẻ một sự chuyển dịch lớn của Facebook từ một dòng tin tức công khai sang một nền tảng cá nhân và có tính chất mã hoá cao hơn. Thế nhưng, khi kế hoạch này hoàn thành, liệu chăng Facebook có thể ngăn chặn được những gì như vừa diễn ra tại New Zealand xuất hiện trên mạng xã hội không?
Có thể Facebook sẽ ngăn chặn được việc những nội dung độc hại như nói trên lan truyền. Tuy nhiên, sẽ rất khó để mạng xã hội này chặn được việc những nội dung như thế sẽ xuất hiện. Facebook sẽ đặt ra chính sách cho nền tảng sau khi vụ việc xảy ra, cũng giống như cách cảnh sát hành động sau khi vụ việc xảy ra, Recode nhận định.
Vào khoảng 13h30 ngày 15/3 (theo giờ địa phương), một người đàn ông tự nhận là người Úc, mặc áo chống đạn đã tiến vào nhà thờ Hồi giáo Al Noor tại thành phố Christchurch, New Zealand và nã súng vào người dân, chỉ sau 10 phút bắt đầu buổi lễ. Hắn bắn liên tiếp khoảng 50 phát đạn vào hàng chục người dân.
Theo CNN, hiện số người thiệt mạng được xác nhận là ít nhất 40 người. Cùng lúc, một vụ xả súng khác cũng diễn ra tại thánh đường Linwood Masjid gần đó.