Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Vì sao nhiều người vẫn trung thành với iPhone đời cũ?

Một bài viết trên website Huffingtonpost đã chỉ ra lí do vì sao không phải ai cũng tỏ ra hào hứng với các phiên bản smartphone mới nhất.

Zak Sommerfield, 35 tuổi, một nhà phân tích phần mềm ở New York đã “ngoan cố” trung thành với chiếc điện thoại nắp gập LG Delight trong 5 năm qua bất chấp việc bị bạn bè và đồng nghiệp chê cười. Anh cho biết: “Tôi ghét điện thoại thông minh, ghét cách chúng làm cho người dùng phải luôn dán mắt vào màn hình. Tôi muốn sử dụng chiếc điện thoại của mình mãi mãi”.

Những người như Sommerfield có thể được xem là “hàng hiếm” trong thời buổi ngày nay khi mà có hơn 90% người dùng điện thoại thông minh nâng cấp lên các sản phẩm mới trong thời gian 2 năm (theo công ty nghiên cứu thị trường IDC). Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn một phần nhỏ người dùng vẫn sử dụng chiếc điện thoại của mình trong 3, 4 năm hay thậm chí là lâu hơn nữa.

Có nhiều lí do để những người này không thích đổi một chiếc điện thoại mới như họ không phải là fan của xu thế điện thoại với màn hình ngày càng lớn hơn, họ không cảm thấy ấn tượng với các tính năng mới và quan trọng là họ không muốn chi hàng trăm USD cho một chiếc smartphone mới trong khi thiết bị cũ vẫn đang hoạt động tốt.

Các phân tích gần đây cho thấy tăng trưởng doanh số smartphone toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại sau một thời gian “phi mã”, đặc biệt là tại những thị trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc…nơi hầu như ai cũng sở hữu ít nhất một chiếc smartphone. Theo dự báo của IDC thì doanh số smartphone toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 10% so với năm ngoái (chậm hơn so với mức tăng 27% của năm 2014).

Một số nhà sản xuất bắt đầu “dòm ngó” sang các thị trường mới nổi nhưng chủ yếu là họ sẽ phát hành các thiết bị giá rẻ với lợi nhuận thấp tại những thị trường này. Để giữ vững doanh thu từ những dòng smartphone cao cấp, những hãng sản xuất hàng đầu như Samsung, Apple phải liên tục nâng cấp các phiên bản mới.

Với iPhone, Apple thường phát hành các phiên bản mới nhất theo chu kỳ 1 năm (6 tháng sẽ có một bản cập nhật với tên gọi có chữ “s”). Việc nâng cấp này đặc biệt quan trọng đối với Apple vì iPhone chiếm đến một nửa doanh thu của công ty.

Sprint và T-Mobile cũng cung cấp các gói cước cho thuê thiết bị nhằm giúp khách hàng nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc sở hữu một sản phẩm mới nhưng gần đây Apple cũng tung ra một chương trình tương tự gây áp lực không ít cho các nhà mạng này. Nhà phân tích Daniel Ives của FBR cho rằng các nhà mạng, nhà sản xuất phụ thuộc vào việc nâng cấp thường xuyên để giữ khách hàng và bán cho họ nhiều dịch vụ hơn, ví dụ các gói cước có dung lượng lớn hơn hay thuê bao dịch vụ lưu trữ, điện toán đám mây.

Để khuyến khích khách hàng nâng cấp, các nhà sản xuất thường phát hành sản phẩm mới với phần cứng tiên tiến. Thế hệ iPhone mới nhất có máy ảnh tốt hơn và cảm ứng lực giúp kích hoạt các phím tắt hoặc các menu của ứng dụng một cách dễ dàng. Trong khi đó, Samsung cũng khá thành công khi giới thiệu màn hình cong trên các sản phẩm cao cấp gần đây của mình.

Những chiếc điện thoại cũng được cập nhật các phiên bản hệ điều hành và phần mềm mới nhất mỗi năm. Mặc dù những thiết bị Android hay iOS cũ có thể nhận được các phiên bản mới nhất của hệ điều hành qua các đợt phát hành của Apple hay Google nhưng việc cập nhật có thể làm cho chúng trở nên chậm chạp hơn, đó là chưa kể những thiết bị này có thể không hỗ trợ các tính năng mới của hệ điều hành.

Không ngạc nhiên khi Marcelo Claure, CEO của Sprint lập luận rằng việc sở hữu một thiết bị mới là rất quan trọng với nhiều người. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Claure cho biết: “Điện thoại là vật sở hữu cá nhân có giá trị nhất mà chúng ta có. Chúng ta sử dụng điện thoại để nắm bắt những kỷ niệm trong cuộc sống”.

Nhưng O'Donnell của Technalysis lại cho rằng điện thoại thông minh đã chạm đến “đỉnh cao nhất” của một đường cong. Kết quả là các phiên bản smartphone mới thường chỉ là những cải tiến, tinh chỉnh thay vì được trang bị những tính năng hoàn toàn mới.

Kelsey Scott, 25 tuổi, từ Hutchinson, Kansas, một người đang sở hữu một chiếc iPhone 5S cho biết: “Tôi nghĩ rằng hơi vô lý khi trang bị một chiếc máy mới hoàn toàn trong khi tính năng nó chỉ hơi khác với thiết bị cũ”.

Và trong khi nhiều người hào hứng với việc Apple tung ra các phiên bản iPhone với màn hình lớn hơn (việc mà Samsung đã làm từ rất lâu) thì một số ít vẫn yêu mến các thiết bị có màn hình nhỏ. Apple vẫn bán chạy phiên iPhone 5s với màn hình 4 inch mặc dù thiết bị này đã được 2 năm tuổi (trong khi các phiên bản iPhone mới nhất có kích thước màn hình 4,7 inch và 5,5 inch).

Nathan Jarus, 24 tuổi, một nhà khoa học máy tính đến từ Rolla, Missouri cho biết anh vẫn thích những chiếc smartphone giá rẻ với màn hình tầm 4 inch nhưng than phiền rằng “hình như các nhà sản xuất không còn quan tâm điều này nữa”. Hiện tại anh vẫn đang xài chiếc điện thoại Nexus One 3,7 inch được Google phát hành từ năm 2010.

 

Brett Shoemaker, 22 tuổi, từ Hattiesburg, Mississippi cho biết mình đã nâng cấp thường xuyên các phiên bản iPhone mới kể từ khi nó ra đời lần đầu tiên vào năm 2007 nhưng đã quyết định dừng lại với phiên bản iPhone 5 4 inch vào năm 2012 vì cảm thấy không cần thiết để “tậu về” một thiết bị mới hơn. Anh nói: “Các nhà sản xuất đang buộc người dùng thích ứng với các màn hình ngày càng lớn hơn. Tôi hoàn toàn không có dự tính nâng cấp thiết bị mới. Nhưng có thể chuyển sang BlackBerry”.

Điện thoại thông minh cao cấp thường có giá khoảng 200 USD, mức trợ giá mà các nhà mạng thường đưa ra để người dùng sử dụng dịch vụ của họ trong 2 năm. Gần đây, các nhà mạng muốn người dùng phải trả một số tiền tương đương với giá trị của sản phẩm (khoảng 650 USD) thông qua kế hoạch trả góp hàng tháng. Mặc dù các hợp đồng này cũng đi kèm với việc giảm giá các dịch vụ của nhà phân phối nhưng nhìn chung người dùng đang có xu hướng phải chi tiêu nhiều hơn cho những chiếc smartphone mới của họ.

John O'Neill, 49 tuổi, một nhà phân tích thuế ở Dallas, cho biết ông sẽ không nâng cấp thiết bị mới mà vẫn trung thành với chiếc iPhone 4 đã 5 năm tuổi của mình, lí do chủ yếu là do ông không muốn mất gói cước không giới hạn dữ liệu với giá 30 USD do nhà mạng Verizon cung cấp.

Đối với Mary Reichard, 52 tuổi, phóng viên viết về pháp luật ở Springfield, Missouri thì tiền là một trong những lí do khiến bà vẫn trung thành với chiếc iPhone 4s của mình.

Một số người lại cảm thấy quá lệ thuộc vào chiếc điện thoại thông minh hiện tại đến nỗi họ không thể nâng cấp lên một phiên bản mới. William Hurst, một sinh viên 22 tuổi ở Portland, Oregon cho biết anh quyết định không nâng cấp vì cảm thấy mình rất gắn bó với chiếc iPhone 5 đã được 3 tuổi. Thậm chí cả trong trường hợp nút Home và màn hình bị trầy xước do bất cẩn thì chiếc iPhone 5 này vẫn là người bạn thân thiết của William Hurst. “Tôi sống 2 năm cùng với chiếc iPhone này và nó là một phần của con người tôi”, anh nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất