Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Vì sao nhà đài không ‘mặn mà’ với bản quyền phát sóng ASIAD 2018?

Với các nhà đài, bản quyền phát sóng có chi phí đầu tư cao không chỉ đơn thuần là chuyện mua hay không mua mà còn phải tính đến các vấn đề về lỗ, lãi, tính hiệu quả bởi đây chẳng khác gì một phương án kinh doanh.

Chỉ còn hơn nửa tháng, ASIAD 2018, sự kiện thể thao lớn nhất Châu Á, sẽ chính thức diễn ra tại Indonesia với sự tranh tài của các vận động viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế nhưng, việc mới đây, trên website chính thức của mình, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã chính thức phát đi thông báo về việc không thể đàm phán mua bản quyền ASIAD 2018 khiến người hâm mộ thể thao vô cùng tiếc nuối.

ASIAD 2018 sẽ chính thức khai mạc ngày 18 tháng 8 tới nhưng trước đó vào ngày 14 tháng 8 thì bộ môn bóng đá nam sẽ thi đấu trận đầu tiên.

Tương tự như những gì đã diễn ra với World Cup 2018 (sự kiện mà chúng ta chỉ có bản quyền phát sóng vào giờ chót), lý do mà nhà đài công bố là phía đối tác (KJSMWORLD CORP) đã đưa ra mức phí bản quyền quá cao cho gói phát sóng độc quyền, nằm ngoài khả năng tài chính của VTV, trong khi đó lại không đồng ý bán gói không độc quyền để nhà đài phát miễn phí trên các kênh quảng bá.

Thế nhưng khác với sự kiện thể thao được quan tâm và có lượng theo dõi lớn như World Cup, các nhà đài Việt Nam lại được cho là không quá mặn mà với ASIAD. Ngoài trừ bộ môn bóng đá nam đang được nhiều người chờ đợi do sức nóng trước đó mà tuyển U23 Việt Nam tạo ra được taị VCK U23 Châu Á, các môn thể thao còn lại khá kén người xem trong khi đó đoàn thể thao Việt Nam lại không có nhiều cơ hội giành HCV. Tất cả khiến ASIAD thậm chí còn kén người xem hơn cả Seagames. Năm nay, ngoại trừ VTV tham gia đàm phán bản quyền ASIAD 18 thì không có nhà đài nào tham gia cuộc chơi đám phán bản quyền phát sóng.

Năm năm, đơn vị nắm giữ bản quyền phát sóng ASIAD 2018 chỉ đồng ý bán bản quyền gói phát sóng độc quyền với giá rất cao khiến VTV “bó tay”.

Thực tế, đối với các nhà đài, việc phát sóng truyền hình cũng giống như việc kinh doanh. Việc mua hay không mua bản quyền còn phụ thuộc vào những cân nhắc liên quan đến lãi, lỗ và tính hiệu quả của phương án. Còn nhớ ở thời điểm World Cup 2018 diễn ra, một đài truyền hình tại Bỉ đã “ngậm ngùi” chia sẻ về mức phí bản quyền cao rằng “nếu sau giải đấu, cộng hết tất cả các con số mà bằng 0 thì đã có thêm xem là một thành công.”

Vào năm 2011, 21st Century Fox (FOX) đã rót 245 triệu USD để mua bản quyền phát sóng World Cup 2018 và 2022 bằng Tiếng Anh tại Mỹ, sau rất nhiều kì World Cup quyền phát sóng đều thuộc về ESPN. Thế nhưng, sự thất bại của đội tuyển Mỹ tại vòng loại World Cup 2018 đã khiến nhà đài này cảm thấy đau đầu và không khỏi thất vọng. Không có đội nhà thi đấu trong khi đó giờ thi đấu lại không thuận tiện với người xem, rõ ràng lượng người xem sẽ có thể không đạt được như kì vọng.

Rõ ràng, khi giá bản quyền các giải thể thao ngày càng tăng, mua bản quyền các giải đấu chẳng khác nào một “ván bài” của các nhà đài.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Những xu hướng làm đẹp thịnh hành trong năm 2024
Đánh thức giác quan, thăng hoa cảm xúc cùng hành trình mùi hương độc bản đến từ HARNN