Công Nghệ

Vì sao các ông lớn công nghệ vẫn đổ tiền vào mảng phần cứng mà Apple đang thống trị?

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Không phải thế mạnh, song Google, Microsoft, Amazon hay Facebook vẫn đang đổ rất nhiều tiền vào lĩnh vực phần cứng.

Google

(Ảnh: Bloomberg)

Google gần như kiếm toàn bộ lợi nhuận của mình từ quảng cáo trực tuyến. Tại sao hãng này vẫn ra mắt máy tính Chromebook và điện thoại Pixel mới tuần này, đặc biệt là khi Samsung và Lenovo đã có những sản phẩm tương tự?

Google muốn người dùng của mình của mình có đa dạng các sự lựa chọn thiết bị để truy cập các dịch vụ như Google Search hay Gmail, cho dù đó là trên Chromebook, điện thoại hay trợ lý ảo bằng giọng nói trong tai nghe hoặc loa thông minh trong gia đình.

Đây là một concept mà Google gọi là “máy tính nền”. CNBC bình luận các thiết bị của Google thực tế không phải sản phẩm cuối cùng mà là công nghệ bên trong nó.

Rick Osterloh, người đứng đầu mảng phần cứng của Apple, chia sẻ: “Tầm nhìn của chúng tôi cho khái niệm “máy tính nền” là tạo ra trải nghiệm duy nhất, nhất quán ở nhà, ở nơi làm việc hoặc di động, bất kì khi nào bạn cần đến nó.”

Trong quá trình trở thành một ông lớn về phần mềm, Google đã có được lòng tin từ người dùng, những người chỉ muốn có trải nghiệm Google thuần nhất, bỏ qua tất cả những tính năng và phần mềm thêm vào của các nhà sản xuất khác trên thiết bị của mình. Đây chính là cơ sở để Apple tiếp tục đầu tư vào mảng phần cứng.

Microsoft

(Ảnh: CNBC)

Microsoft bán được rất nhiều máy tính Surface: 5,7 tỉ USD giá trị hàng hoá trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6 vừa qua.

Có ít nhất một lý do mà Microsoft vẫn cực kì mặn mà với mảng phần cứng, như những gì cựu CEO Steve Ballmer chia sẻ hồi đầu tháng này, “có rất nhiều lợi nhuận ở mảng phần cứng.”

Dù vậy, Surface chỉ chiếm chưa đến 5% trong tổng doanh thu của Microsoft. Ông lớn phần mềm thậm chí kiếm được nhiều doanh thu hơn từ LinkedIn và các mảng dịc vụ đám mây. Đó là còn chưa kể đến phần mềm Windows và Office.

Những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới cũng mua Windows để cài đặt trong các thiết bị của mình và họ bán được nhiều sản phẩm hơn Microsoft rất nhiều. Thực tế, Microsoft Surface chỉ chiếm chưa đến 5% trong tổng tablet bán ra trên toàn cầu, theo IDC.

Một lý do khác có thể khiến Microsoft muốn tự làm Surface là để trình diễn cho các đối tác những gì mình muốn Windows hướng đến trong tương lai. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi một nhà sản xuất tự trình diễn những khái niệm công nghệ phức tạp trên chính thiết bị của mình.

Amazon

(Ảnh: CNBC)

Chiến lược phần cứng của Amazon là “ném” mọi thứ vào thị trường và xem thứ gì mang lại hiệu quả.

Công ty này cũng ho vọng nó có thể khiến người dùng “nghiện” thiết bị trợ lý ảo của mình. Trong một sự kiện ra mắt sản phẩm hồi tháng 9, Amazon ra mắt rất nhiều sản phẩm mới, bao gồm tai nghe, loa, thiết bị đeo và thậm chí một cặp kính máy tính. Tất cả chúng đều được tích hợp Alexa.

Chiến lược này đang giúp Amazon có 75% thị phần ở mảng loa thông minh trên toàn thế giới. Và nếu như Alexa tiếp tục phát triển, Amazon sẽ có một lợi thế giới.

Phần cứng là điểm khởi đầu nhưng Alexa là điều sẽ giữ châm người dùng ở lại với hệ sinh thái phần cứng của Amazon.

Facebook

(Ảnh: CNBC)

Facebook từng muốn sản xuất điện thoại. Dự án này thất bại khiến Facebook yếu đuối hơn rất nhiều trước những thay đổi của Apple hay Google. Vì thế, Facebook đang tìm đến những nền tảng mới. Hãng này đang đầu tư vào màn hình thông minh, ví dụ như Facebook Portal hay các công nghệ thực tế ảo, thực tế mô phỏng.

Facebook cũng từng chi 2 tỉ USD để mua Oculus và từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD để mua CTRL Labs, một startup có công nghệ tương tác với máy tính mà không cần chuột hay bàn phím.

Dù vậy, tất cả mới chỉ là khởi đầu. Portal hiện chỉ có 1% thị phần thị trường màn hình thông minh. Và trong khi Oculus đang là một trong những người tiên phong trong thị trường thực tế ảo, với chỉ 27% thị phần, tác động của nó cũng là không lớn.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất