Công Nghệ

Tỷ phú công nghệ Hàn Quốc cam kết cho đi phân nửa tài sản làm từ thiện

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai tỷ phú tự thân của Hàn Quốc đã lần lượt cam kết sẽ cho đi một nửa tài sản của họ để làm thiện nguyện.

AFP đưa tin, hai tỷ phú tự thân của Hàn Quốc, gồm: Kim Beom-su, nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin lớn nhất Hàn Quốc Kakao Talk, và Kim Bong-jin, nhà sáng lập ứng dụng giao đồ ăn Woowa Brothers, đã lần lượt cam kết sẽ cho đi một nửa tài sản của họ.

Tỷ phú Kim Beom-su, nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin nổi tiếng nhất Hàn Quốc hiện nay - KakaoTalk. (Ảnh: 구글 이미지)

Ông Kim Beom-su, nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin nổi tiếng nhất Hàn Quốc hiện nay - KakaoTalk, tuyên bố sẽ cho đi hơn một nửa số tài sản ước tính 9,6 tỉ USD của mình để "giải quyết các vấn đề xã hội".

Ngay sau đó, ông Kim Bong-jin, nhà sáng lập ứng dụng giao thức ăn Woowa Brothers và vợ của mình - bà Sul Bo-mi - cũng có động thái tương tự.

Xem thêm: Bí ẩn 6 chiếc ghế luôn cháy vé trên chuyến bay của Singapore Airlines

Với quyết định này, ông Kim Beom-su và ông Kim Bong-jin đã thành những tỷ phú Hàn Quốc đầu tiên, ký cam kết quyên góp với quỹ từ thiện toàn cầu Giving Pledge.

Tỷ phú Kim Bong-jin, nhà sáng lập ứng dụng giao thức ăn Woowa Brothers. (Ảnh: Woowa Brothers Corp.)

Đa số tỷ phú USD của Hàn Quốc hiện nay đều là những người thừa kế "ngậm thìa vàng" của các tập đoàn hùng mạnh. Trong khi đó, cả Kim Beom-su và Kim Bong-jin đều là tỷ phú tự thân, xuất thân từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động.

Nói về cảm nghĩ của mình khi ký cam kết quyên góp với quỹ từ thiện toàn cầu Giving Pledge, ông Kim Bong-jin đã mô tả "khởi đầu khiêm tốn" của mình trên một hòn đảo nhỏ, nơi cha mẹ ông mở một nhà hàng nhỏ và ông thường ngủ tại đó.

Tỷ phú Kim Bong-jin và vợ - bà Sul Bo-mi. (Ảnh: Woowa Brothers)

Thời thiếu niên, ông phải từ bỏ ước mơ vào học trường trung học nghệ thuật, thay vào đó đăng ký vào trường dạy nghề vì tốn học phí ít hơn. Vị tỷ phú nhấn mạnh, tài sản chỉ có giá trị khi được dùng để phục vụ "lợi ích lớn nhất của những thành viên ít lợi thế nhất trong xã hội".

Còn với tỷ phú Kim Beom-su, ông sinh ra và lớn lên trong gia cảnh nghèo khó. Cả cha và mẹ của ông đều không học hết phổ thông và phải làm nhiều nghề để bươn chải qua ngày.

Tỷ phú Kim Beom-su sinh ra và lớn lên trong gia cảnh nghèo khó. (Ảnh: Nate Pann)

Gia đình với 8 thành viên của ông đều ở chung một căn nhà nhỏ và đôi khi ông còn không đủ tiền để mua bữa trưa khi còn là sinh viên tại Đại học Quốc gia Seoul.

Tuy nhiên, nhờ biết nắm bắt cơ hội trong bối cảnh bùng nổ của lĩnh vực công nghệ di động và mạng xã hội ở Hàn Quốc. Họ đều thành lập công ty vào năm 2010 và từ đó dần tích lũy tài sản để trở thành tỷ phú USD.

Theo tỷ phú Kim Bong-jin, tài sản chỉ có giá trị khi được dùng để phục vụ "lợi ích lớn nhất của những thành viên ít lợi thế nhất trong xã hội". (Ảnh: PARK SANG-MOON / Korea JoongAng Daily)

Hiện tại, cả hai tỷ phú họ Kim vẫn chưa công bố thời gian chính xác để gửi các khoản quyên góp đã cam kết, cũng như những tổ chức có thể được nhận số tiền từ thiện đó.

Giving Pledge do nhà đầu tư Warren Buffett cùng vợ chồng đồng sáng lập Microsoft Bill Gates và Melinda Gates khởi xướng năm 2010, với mục đích khuyến khích những người giàu trên thế giới cho đi phần lớn tài sản của mình. Đến nay, đã có hơn 200 cá nhân siêu giàu trên thế giới đã ký cam kết tham gia quỹ từ thiện toàn cầu này.

Xem thêm: Đồng sáng lập Skype vừa bất ngờ rót vốn vào một startup Việt Nam

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất