Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Trào lưu TikTok bị biến tướng, kẻ xấu lăm le để lừa đảo tiền

Lợi dụng trào lưu "Broken TV Prank" (giả vờ đập vỡ TV) nổi đình đám trên TikTok, nhiều kẻ gian đã tìm cách lừa lọc để trục lợi tiền.

"Broken TV Prank" (giả vờ đập vỡ TV) là trào lưu nổi đình đám trên TikTok. Trào lưu này thu hút hơn 60 triệu lượt xem trên nền tảng và được không ít người dùng TikTok tham gia.

Xuất hiện trên TikTok vào khoảng tháng 4/2020, trào lưu #BrokenTV nhanh chóng thu hút số lượng lớn cộng đồng mạng tham gia nhờ yếu tố hài hước, mang lại tiếng cười cho người xem.

Trào lưu TikTok bị biến tướng, kẻ xấu lăm le để lừa đảo tiền Ảnh 1
(Ảnh: YouTube)
Trào lưu TikTok bị biến tướng, kẻ xấu lăm le để lừa đảo tiền Ảnh 2
(Ảnh: YouTube)

Tham gia trào lưu #BrokenTV, người thực hiện sẽ đánh lừa phụ huynh của mình bằng cách tạo phát một video trên YouTube cho thấy hình ảnh của một màn hình TV bị nứt vỡ, sau đó tạo ra một tiếng động thật to để giả vờ bản thân vừa làm vỡ màn hình TV và ghi lại phản ứng "sốc cực độ" của các phụ huynh.

Trào lưu TikTok bị biến tướng, kẻ xấu lăm le để lừa đảo tiền Ảnh 3
(Ảnh: Anthony Buffington (@antbuff28) / TikTok)

Những video kiểu này thu hút đến hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lượt xem và hàng trăm ngàn lượt thích. Chẳng hạn, một video do TikToker có tên Anthony Buffington Junior đăng tải hiện đã có hơn 3 triệu lượt xem và hơn 236.000 lượt bình luận nhờ màn "chơi khăm" cha của mình.

Xem thêm: Kết nối Internet sẽ nhanh và mượt mà hơn nếu thực hiện điều này

Dưới đây là đoạn video trên YouTube với hình ảnh là màn hình bị vỡ được các TikToker sử dụng để thực hiện trò "chơi khăm":

Tuy nhiên, trào lưu này cũng đi kèm mặt trái mà ít ai ngờ tới. Theo nguồn tin đăng tải trên Daily Mail, Aviva Insurance, công ty bảo hiểm lớn nhất tại Anh, cho biết những kẻ lừa đảo đã lợi dụng trào lưu này để tìm cách "kiếm chác" từ các công ty bảo hiểm, bằng cách đưa ra các yêu cầu gian dối.

Trào lưu TikTok bị biến tướng, kẻ xấu lăm le để lừa đảo tiền Ảnh 4
(Ảnh: HowToBasic / YouTube)

"Có vẻ như sự phổ biến của trò chơi khăm này trên TiTok đã thu hút sự chú ý của một số người." Chia sẻ với The Times, Sarah Poulter, nhân viên tại Aviva, cho biết. "Chúng tôi đã gặp trường hợp những khách hàng gửi về hình ảnh màn hình TV của họ bị vỡ y hệt như hình ảnh được sử dụng trong trào lưu trên TikTok để đòi bồi thường."

Trào lưu TikTok bị biến tướng, kẻ xấu lăm le để lừa đảo tiền Ảnh 5
(Ảnh: TIKTOK LOGO / WIKIMEDIA COMMONS, EDITED BY CAROLINE HASKINS)

Công ty bảo hiểm cho biết, trong khi những trường hợp gian lận mới như trường hợp này đang xuất hiện liên tục, họ đã cảnh báo khách hàng không nên cố gắng thực hiện chiêu trò gian lận.

Aviva cho biết họ không ngần ngại điều tra và, khi có đủ chứng cứ, họ sẽ làm việc với các công ty bảo hiểm khác và nhờ cảnh sát truy tố.

Xem thêm: Bà Tân Vlog được dân mạng chỉ cách tăng view sau quãng thời gian sa sút

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lời cảnh báo của Duy Mạnh