Thực tế, bạn không cần tưởng tượng. Một thử nghiệm kích nổ bom nguyên tử trong không gian đã được thử nghiệm vào năm 1962 bởi chính phủ Mỹ dưới tên gọi Starfish Prime. Thời điểm đó, một trái bom 1,4 megaton đã được đưa lên độ cao 400 km so với mực nước Thái Bình Dương từ Đảo Johnson. Vụ nổ đã tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ cùng bom xung điện từ trải rộng hơn 1.000 km.
Trong trường hợp bạn chưa biết, bom xung điện từ có thể gây mất điện và phá huỷ các thiết bị điện tử. Xuyên suốt Hawaii, đèn đường bị cắt, sóng điện thoại không thể hoạt động, các hệ thống radar và định vị mất kết nối trong khi đó sáu vệ tinh ngừng hoạt động. Tất cả là do một trái bom nguyên tử 1,4 megaton gây ra. Vâỵ nếu trái bom nguyên tử lớn nhất từng bị kích nổ là Tsar Bomba (50 megaton) được đưa lên không gian thì sao?
Cần hiểu rằng, sẽ không có hình ảnh một cột khói khổng lồ hình cây nấm được tạo ra trong vụ nổ và ảnh hưởng của nó cũng không ra thảm hoạ trên diện rộng như khi bị kích nổ trên trái đất. Nếu nổ trong không gian, Tsar Bomba sẽ tạo ra bóng lửa gấp 4 lần bom Starfish Prime và nếu nhìn vào nó chỉ trong khoảng 10 giây là cũng đủ để thị lực của bạn bị hỏng vĩnh viễn.
Các vệ tinh cũng không còn được an toàn khi phóng xạ từ vụ nổ có thể khiến hàng trăm thiết bị bị “chập mạch”, bao gồm vệ tinh liên lạc, vệ tinh quân sự và ngay cả các thiết bị kính viễn vọng khoa học như Hubble. Đó là chưa kể đến việc các nhà du hành vũ trụ trong Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS có thể bị nhiễm độc phóng xạ. Khi phát nổ, Tsar Bomba sẽ tạo ra bom xung điện từ bao trọn 1/3 nước Mỹ, vì thế hiện tượng mất điện trên diện rộng có thể diễn ra. Gần khu vực kích nổ, phóng xạ tương tác với oxy và ni-tơ trong khí quyển sẽ tạo ra hiện tượng cực quang “mãn nhãn”.
Dù vậy, tất cả những gì chúng ta nói về những quả bom nguyên tử như trên chỉ là giả định bởi chúng không còn tồn tại. Và kể cả có đi nữa thì với trọng lượng gần 27.000 kg, không có nhiều tên nửa có thể đưa chúng vào không gian ở thời điểm hiện tại.