Crack
Trái bóng cho kì World Cup 1962 tại Chile ghi nhận hiện tượng bị nứt mỗi khi bị ngâm trong nước. Điều này khiến giới chức phải yêu cầu các đội bóng Châu Âu mang theo trái bóng riêng của họ khi tham gia thi đấu.
Telstar
Trái bóng Telstar là trái bóng đầu tiên có thiết kế đen - trắng xen kẽ mà về sau trở thành một thiết kế biểu tượng của những trái bóng đá nói chung. Khi đó, thiết kế này giúp người xem truyền hình nhìn thấy rõ trái bóng hơn trên những chiếc TV đen trắng. Telstar gồm 32 miếng da ghép lại với nhau để giúp cho trái bóng có hình khối tròn. Dù vậy, những đường khâu khiến một số góc của quả bóng này không đều.
Tango Espana
Đây là trái bóng đầu tiên kết hợp giữa chất liệu da và sợi tổng hợp. Nó cũng gồm 32 mảnh da được khâu thủ công lại với nhau cùng tông màu chủ đạo đen - trắng nhưng hoạ tiết được cách điệu và thú vị hơn.
Azteca
Azteca là trái bóng đầu tiên làm hoàn toàn bằng sợi tổng hợp đồng thời được phủ lớp chống thống PU (polyurethane) để giảm mức độ thấm nước. Đây cũng được xem là trái bóng mở đầu cho xu hướng có cách hoạt tiết khá trang trí khá… điệu đà.
The Etrusco
Cũng được sản xuất hoàn toàn bằng cách chất liệu tổng hợp. Trái bóng tại kì World Cup Ý 1990 này còn có một lớp cao su latex để tăng độ bền và tính ổng định.
The Questra
Sử dụng một lớp xốp nhựa dẻo polystyrene, trái bóng The Questra được có lực đá được cải thiện khi dứt điểm trong khi đó lại mềm mại hơn với đôi chân của các cầu thủ.
The Tricolore
Sử dụng các bong bóng mini chứa khó trong một cấu trúc xốp mới, Adidas cho biết trái The Tricolore có độ nén tối ưu cho độ nảy.
Fevernova
Thay vì được khâu lại để gắn kết những mảnh chất liệu trên bóng, trái Fevernova sử dụng kĩ thuật gắn bằng nhiệt. Thế nhưng bề mặt quá trơn tru của trái bóng này lại khiến các nhà sản xuất phải thêm vào nhiều đường rảnh để ổn định đường bay khó đoán định của nó.
Teamgeist
Chỉ có 14 mảnh đồng nghĩa với việc Teamgeist mang lại mặt đá trơn tru, chính xác trong khi đó bóng lại băng nhanh hơn. Trái bóng này vì thế thành một người bạn của các tiền đạo nhưng lại là nỗi ác mộng của các thủ môn.
Jabulani
Trái Jabulani của World Cup Nam Phi 2010 tiếp tục giảm số mảnh chất liệu trên bóng xuống còn con số 8 sử dụng công nghệ Grip’n’Groove. Trái bóng này ra ra những đường bay được cho là rất khó đoán hướng.
Brazuca
Brazuca chỉ có 6 mảnh được gắn kết lại với nhau để duy trì khí động học và tốc độ đường bay của bóng. Tuy nhiên việc thử nghiệm kĩ càng hơn trong thực tế và thử nghiệm với những đường hầm gió khiến nó được yêu thích hơn trái bóng World Cup 2010.
Telstar 18
Telstar 18 là trái bóng được lấy cảm hứng từ trái Telstar 1970, cả về cách thiết kế và tên gọi. Nó bao gồm 6 mảnh chất liệu và được trang trí với hoạ tiết đen trắng, được cho là lấy cảm hứng từ những thành phố của Nga.
Năm nay Telstar 18 được Adidas thử nghiệm cực kì tỉ mỉ với chân robot, thử nghiệm thực tế, thử nghiệm với hầm gió… để đảm bảo tính ổn định. Nó còn là trái bóng đầu tiên được gắn chip giao tiếp tầm gần NFC giúp người dùng có thể nhận, cập nhật thông tin bằng cách đưa smartphone lại gần.