Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

'Tối ưu hóa': Từ khóa quan trọng trong lối sống hiện đại

Xiaomi cho biết đã đầu tư 7 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái thông minh "Smartphone x AIoT", góp phần giúp cho người dùng trên cầu trải nghiệm cuộc sống tiện lợi và hiện đại hơn.

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của người dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, đối với những gia đình trẻ, thường có xu hướng mong muốn trải nghiệm nhiều món đồ gia dụng được tích hợp công nghệ mới nhằm mang đến nhiều tiện ích và cuộc sống thoải mái hơn.

Nhìn thấy được nhu cầu cầu này, các hãng công nghệ đã tập trung rất nhiều nguồn lực để có thể chạy đua phát triển hệ sinh thái thông minh, kết nối đa thiết bị nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Trong đó, Xiaomi đang là cái tên nổi bật trên thị trường khi liên tục gặt hái được những thành công.

'Tối ưu hóa': Từ khóa quan trọng trong lối sống hiện đại Ảnh 1

Đây không phải là kết quả quá bất ngờ vì trong những năm qua, gã khổng lồ công nghệ Xiaomi đã mạnh tay đầu tư cho hệ sinh thái thông minh "Smartphone x AIoT". Đại diện Xiaomi cho biết đã đầu tư vào hơn 310 công ty với tổng giá trị sổ sách là 48,0 tỷ NDT cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong hệ sinh thái thông minh.

Giờ đây, Xiaomi đã có trong tay dải sản công nghệ phẩm thông minh đa dạng từ cân thông minh, máy lọc không khí, robot hút bụi, TV, laptop… Đa số các thiết bị gia dụng đều có thể được đồng bộ và điều khiển qua app Mi Home, giúp người dùng kiểm soát dễ dàng. 

Để dễ hình dung, trước khi đi làm về bạn có thể dùng smartphone Xiaomi để điều khiển nồi nồi chiên không dầu và hẹn giờ bật máy lọc không khí. Khi bạn về đến nhà, đồ ăn đã chín và không khí trong lành chờ đón. Điều này giúp tối ưu hóa cuộc sống của người dùng lên tầm cao mới.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người dần ý thức hơn về vấn đề bảo vệ sức khỏe. Vì thế, các mẫu đồng hồ đeo tay thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe xuất hiện ngày càng nhiều và đã trở thành một trong những sản phẩm được người dùng ưa chuộng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhu cầu bảo vệ và theo dõi sức khỏe lại càng tăng cao hơn bao giờ hết, những nhu cầu như kiểm tra nồng độ spO2 trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, và những thiết bị nhỏ gọn này đã giải quyết được những nhu cầu như vậy. 

Các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ cũng có sự cạnh tranh vô cùng sát sao khi mới đây Xiaomi đã bất ngờ vượt mặt Apple để trở thành thương hiệu thống trị thị trường thiết bị đeo tay tại Việt Nam và trên cả toàn cầu.

'Tối ưu hóa': Từ khóa quan trọng trong lối sống hiện đại Ảnh 2
Xiaomi dẫn đầu thị trường thiết bị đeo tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Cụ thể, theo báo cáo của công ty nghiên cứu Canalys, trong quý II/2021, Xiaomi chiếm lĩnh thị trường thiết bị đeo trên toàn cầu với 20% thị phần, tăng trưởng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những vị trí còn lại lần lượt thuộc về Apple (chiếm 19% thị phần, tăng trưởng 29%), Huawei (chiếm 9% thị phần, doanh số giảm 54%), Fitbit (chiếm 7% thị phần, tăng trưởng 21%) và Samsung (chiếm 6% thị phần, tăng trưởng ở mức 114%).

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, Xiaomi tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức 54%, chiếm 25% thị phần. Apple, Samsung lần lượt chiếm 25% và 15% thị phần. Vị trí thứ 4, 5 trong bảng xếp hạng thuộc về Huawei (chiếm 6% thị phần) và Garmin (chiếm số thị phần khá khiêm tốn chỉ 3%).

Sự thành công của các thiết bị đeo tay mang thương hiệu Xiaomi đến từ mức giá rẻ, dễ tiếp cận nhiều người dùng như Mi Band 5 (690.000 đồng), Mi Band 6 (990.000 đồng). Các sản phẩm này đều được trang bị nhiều tính năng kiểm tra sức khỏe, pin lâu, hướng đến người dùng phổ thông. 

Không chỉ vượt mặt ở thị trường thiết bị đeo tay, Xiaomi còn giành lấy vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới của Apple. Cũng theo Canalys, Xiaomi đã chiếm 17% thị phần smartphone toàn cầu, chỉ kém 2% so với người dẫn dầu là Samsung. 

'Tối ưu hóa': Từ khóa quan trọng trong lối sống hiện đại Ảnh 3
Bên cạnh smartphone tầm trung, Xiaomi đang được chú ý với những sản phẩm cao cấp.

Số lượng máy bán ra trong thời gian này của Xiaomi trên toàn cầu tăng tới 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường có lượng máy Xiaomi bán ra cao nhất như Mỹ La tinh tăng tới 300%, châu Phi tăng 150% và khu vực Tây Âu cũng có mức tăng là 50%.

Nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng thị phần mạnh mẽ của smartphone Xiaomi đến từ mức giá tốt so với cấu hình, thiết kế và các công nghệ thú vị đi kèm. Thậm chí, đây là một trong những thương hiệu tiên phong đưa công nghệ kết nối 5G hay màn hình tần số quét cao 120 Hz xuống dòng smartphone Redmi có mức giá tầm trung từ 5-10 triệu đồng. Điều mà người dùng khó có thể tìm thấy trên các mẫu smartphone khác.

Ở phân khúc cao cấp, Xiaomi cũng cho thấy tham vọng sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với những thương hiệu khác như Apple, Samsung khi cho ra mắt mẫu Mi 11 Ultra. Mẫu smartphone này sở hữu hàng loạt công nghệ hiện đại và độc đáo như màn hình phụ, camera có khả năng zoom quang 10x và zoom kỹ thuật số 120x, quay video chất lượng 8K. Thiết bị đang đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng camera của DxOMark với 143 điểm, cao hơn 10 điểm so với Mi 10 Ultra.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T.H

Tin mới nhất