Công Nghệ

'Thử thách cá voi xanh' - Trò chơi bệnh hoạn hay một hình thức bắt nạt trực tuyến

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Có cái tên rất dễ thương nhưng thực tế "thử thách cá voi xanh" được cho là đã gây ra không ít vụ việc đau lòng khắp nơi trên thế giới.

“Thử thách cá voi xanh”, một “trò chơi” hay nói đúng hơn là một hình thức bắt nạt trực tuyến, không còn là một khái niệm lạ lẫm với nhiều người, nhất là khi nó đã gây ra rất nhiều vụ tự tử thương tâm tại nhiều quốc gia trong nhiều năm trở lại đây. Thế nhưng, mới đây, thông tin về trò chơi này bắt đầu xuất hiện và được rỉ tai nhau trong nhiều người trẻ tại Việt Nam đang khiến người ta không khỏi lo lắng.

“Thử thách cá voi xanh” đã gây ra không ít vụ việc gây ra không ít vụ việc đau lòng trên thế giới.

 “Thử thách cá voi xanh” là gì?

Mặc dù không có một tài liệu xác thực nào ghi lại luật của trò chơi, nhiều tin đồn cho rằng “Thử thách cá voi xanh” là một trong những trò chơi xúi giục tự tử mới nhất xuất hiện. Nó được tiến hành phần lớn thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, và Twitter. Trò chơi này kéo dài 50 ngày và yêu cầu “người chơi” thực hiện nhiệm vụ hàng ngày.

Tương tự hành động tự mắc cạn với lý do còn nhiều gây ra nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều, “cơ chế” đằng sau “Thử thách cá voi xanh” cũng giống như vậy.

Theo trang KnowYourMeme, phiên bản đầu tiên của “Thử thách cá voi xanh” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2013 trên mạng xã hội có tên VK của Nga. Đến trung tuần tháng 5 năm 2016, trang RT đưa tin nhiều hội nhóm trên mạng xã hội này có liên quan đến “130 vụ thanh thiếu niên tự tử tại Nga.”

Trò chơi bệnh hoạn này lấy ý tưởng từ hành động tự làm mình mắc cạn của những chú cá voi mà đến nay vẫn còn là một ẩn số khoa học chưa giải thích được.

“Thử thách cá voi xanh” hoạt động như thế nào?

Trò chơi sẽ diễn ra giữa người quản trị và người tham gia/ nạn nhân. Mỗi ngày, người quản trị sẽ đưa ra một nhiệm vụ để người tham gia thực hiện. Ban đầu, những nhiệm vụ này khá đơn giản, ví dụ như nghe một thể loại nhạc nhất định hay xem một bộ phim kinh dị. Ngày qua ngày, độ khó của các nhiệm vụ tăng dần lên ví dụ như tự rạch lên tay một biểu tượng hình cá voi. Nhiệm vụ cuối cùng và cũng là điểm kết thúc của trò chơi này là khi người chơi tự tử.

Vậy tại sao người ta lại làm điều này? Nếu người tham tham gia từ chối hoàn thành nhiệm vụ, người quản trị sẽ tung ra các thông tin mang tính cá nhân cao hoặc có độ nhạy cảm cao từ tài khoản của họ. Hoặc ít nhất kẻ xấu khiến cho họ tin rằng đây là sự thật.

Ai có thể trở thành nạn nhân của “Thử thách cá voi xanh”?

Nhìn chung, trong hầu hết mọi trường hợp, nạn nhân sẽ là những người dễ bị tổn thương, dễ bị thuyết bị và có thể đang gặp phải những bất ổn về tâm lý.

Dù vậy, những người quản trị cũng thực hiện nhiều những khảo sát dài hơi và tìm hiểu nhiều thông tin về các nạn nhân - thông qua cập nhật trạng thái, bài đăng hàng ngày và thậm chí cả những thông tin cá nhân được đăng trên mạng xã hội và nhiều nơi khác.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, bạn cần cẩn trọng trước những cái bẫy có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý như “Thử thách cá voi xanh”.

Một hình thức bắt nạt trực tuyến

“Thử thách cá voi xanh” chính xác là một hình thức bắt nạt hoặc lăng mạ sử dụng các phương thức điện tử. Cùng sự phát triển của mạng xã hội và các nền tảng tương đương, một số bang tại nước Mỹ và một số quốc gia khác thậm chí đã ban hành cả những bộ luật riêng liên quan đến hình thức bắt nạt đầy mới mẻ này. So với hình thức bắt nạt truyền thống, tuy nhiên có một số điểm khác biệt đáng chú ý. Theo đó, nạn nhân của các vụ việc này có thể sẽ không biết danh tính của người đang bắt nạt họ và thậm chí còn không biết tại sao mình lại trở thành một nạn nhân. Trong khi đó, tác động của hình thức bắt nạt này trên nạn nhân lại cực kì lớn bởi những nội dung nhạy cảm có thể được chia sẻ rộng rãi một cách dễ dàng và có thể được xem, chia sẻ một thời gian rất dài sau khi sự việc lắng xuống.

Theo Forbes, tác giải của trò chơi “Thử thách cá voi xanh” từng là một sinh viên ngành tâm lý học, tuy nhiên đã bị trường cho thôi học. Anh tạo ra trò chơi này với mục đích được cho là để “thanh lọc” xã hội.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin mới nhất