Công Nghệ

'Thời trang' của các phi hành gia đã thay đổi như thế nào từ năm 1960 tới nay?

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Những bộ đồ phi hành gia đầu tiên đã được thiết kế từ những năm 60 của thế kỉ trước và từ đó cho tới nay chúng liên tục được cải tiến và thay đổi.

Mercury Suit (1961-1963)

Dự án Mercury đánh dấu lần đầu tiên người Mỹ được đưa vào quỹ đạo Trái đất. Để bảo vệ các phi hành gia từ việc giảm áp suất đột ngột, NASA đã “tinh chỉnh” lại những bộ đồ áp suất dành cho các phi công tầm cao của Quân đội Mỹ. Mỗi bộ đồ đều có một lớp lynon phủ neoprene bên trong và một lớp nylon nhôm hoá bên ngoài để giữ nhiệt độ bên trong bộ đồ phi hành gia này ổn định nhất có thể.

Sáu phi hành gia đã bay vào không gian cùng bộ đồ này trước khi NASA cho nó “nghỉ hưu.”

Gemini Suit (1965-1966)

Gemini là chương trình không gian thứ hai của NASA với những mục tiêu tham vọng hơn. Tàu vũ trụ Gemini theo đó đưa hai phi hành gia vào không gian để thực hiện một nhiệm vụ kéo dài trong hai tuần.

Nói về bộ đồ phi hành gia của dự án, đơn vị thực hiện David Clark Company đã tạo ra một bộ đồ có tính linh hoạt và thoải mái hơn khá nhiều do với Mercury Suit. Ví dụ, chúng được kết nối với một điều hoà không khí di động để giúp các phi hành gia có cảm giác mát hơn cho tới khi kết nối được tới đường dây của tàu vũ trụ.

Gemini Spacewalk Suit (1965-1966)

Dự án Gemini còn có thêm một bộ đồ đặc thù khác có tên G4C được NASA tạo ra để phục vụ cho chuyển “đi bộ” đầu tiên ngoai fkhoong gian của các phi hành gia.

Để chống chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệp, những bộ đồ này kết nối phi hành gia và tàu vũ trụ bằng một ống mềm cung cấp oxy. Trong trường hợp khẩn cấp, một số biến thể của chiếc áo này có khả năng duy trì sự sống cho người mặc tới tối đa 30 phút.

Apollo Spacewalk Suit (1967-1975)

Chương trình Apollo đưa các phi hành gia đến mặt trăng. Đây là nhiệm vụ khó khăn vì thế các phi hành gia cũng cần sự bảo vệ tối hơn những gì các bộ đồ của dự án Ggemini hay Mercury có thể mang lại.

Phi hành gia đi bộ trên mặt trăng cần một sự bảo vệ khỏi bụi sắc lẹm như thuỷ tinh, nhiệt độ có biên độ dao động rất lớn, khả năng cung cấp sự sống nhiều giờ trong khi đó đảm bảo sự linh hoạt để có thể lắp đặt máy móc và thu thập các mẫu đá.

Bộ đồ phi hành gia thuộc dự án này vì thế có nhiều lớp vải, giày dày và hệ thống duy trì sự sống phức tạp đồng thời có trọng lượng tới hơn 81 kg trên Trái đất (nhưng có trọng lượng chỉ còn 1/6 trên mặt trăng.)

First Space Shuttle Flight Suit (1981)

First Space Shuttle Flight Suit là bộ đồ phi hành gia được phát triển cho hành trình cùng tàu vũ trụ Columbia. Tàu vũ trụ 100 tấn này đã đưa 2 phi hành gia ra ngoài không gian và bay vòng quanh quỹ đạo Trái đất 37 lần trước khi quay trở lại. Nó là một phiên bản được tuỳ biến lại của bộ đồ phi công tầm cao của không quân Mỹ.

Extravehicular Mobility Unit (1983-nay)

Các phi hành gia hiện nay có thể phải làm việc khá thường xuyên trong không gian để bảo trì vệ tinh hoặc xây dựng và bảo trì Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Vì thế, họ cũng cần những trang phục có yêu cầu cao hơn.

Extravehicular Mobility Unit là bộ đồ phi hành gia có 14 lớp với khả năng chịu được những tác động khắc nghiệt của môi trường và duy trì sự sống cho phi hành gia trong suốt 8 giờ. Có nhiều phụ kiện kèm theo, do đó, Extravehicular Mobility Unit có thể có trọng lượng tới 145 kg trên Trái đất.

Space Shuttle Flight Suit (1988-2011)

Bộ đồ các phi hành gia mặc trong chương trình Space Shuttle mà bạn đang thấy đôi khi còn được nhớ đến với tên gọi “bộ đồ bí ngô” vì màu cam đặc trưng. Bộ đồ này được trang bị các găng tay gắn trên khoá rời cùng với đó là công nghệ làm mát bằng chất lỏng và cải thiện sự thoáng khí.

Sokol Launch and Entry Suit (hiện nay)

Bộ đồ phi hành gia với điểm nhấn là những đường thẳng màu xanh mà bạn thấy nhiều phi hành gia đang mặc đến từ nước Nga và còn được biết đến với tên gọi Sokol hay “Falcon.”

SpaceX Crew Dragon Flight Suit (có thể ra mắt năm 2019)

NASA hiện tại đang đầu tư hơn 80 triệu USD cho mỗi chuyến đi tới ISS và quay trở lại. Tuy nhiên, NASA đang hy vọng có thể cắt giảm chi phí bằng cách đầu tư vào các công ty thương mại cung cấp dịch vụ “taxi không gian.”

Một trong những công ty như thế là SpaceX và thực tế công ty này cũng đang phát triển các mẫu đồ cho phi hành gia khá gọng gàng để bảo vệ họ khi di chuyển trên tàu vũ trụ Crew Dragon. “Chúng tôi mất ba năm để phát triển bộ đồ phi hành gia vừa đẹp về ngoại hình vừa hiệu quả,” Musk nói vào tháng 2 năm2018.

Boeing CST-100 Starliner Flight Suit (có thể ra mắt năm 2019)

Boeing là công ty thứ hai NASA đang đầu tư phát triển dịch vụ “taxi không gian” và hãng này cũng có một bộ đồ phi hành gia riêng cho tàu vũ trụ CST-100 Starliner của mình. Boeing đặt mục tiêu có thể đưa phi hành gia đầu tiên của mình vào không gian vào cuối năm 2019 và đăng ký hệ thống của mình cho hoạt động thông thường vào đầu năm 2020.

Z-2 Planetary Surface Spacesuit (có thể ra mắt năm 2030)

NASA hy vọng có thể đưa phi hành gia lên Sao Hoả vào những năm 2030 và để làm được điều này, NASA cần phát triển những bộ đồ phi hành gia tiên tiến hơn và Z-2 Planetary Surface Spacesuit là một trong số đó.

Z-2 theo đó có trọng lượng nhẹ trong khi đó lại có độ bền và tính di động cao để người mặc có thể di chuyển trên mặt trăng hoặc sao Hoả.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất