Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Sự thay đổi chóng mặt của hệ điều hành Android trong suốt hơn 10 năm qua

Android hiện là hệ điều hành có mặt trên 9/10 chiếc smartphone được bán ra trên toàn thế giới.

Đã hơn 10 năm kể từ khi Google giới thiệu phiên bản Android đầu tiên tới người dùng vào năm 2008. Kể từ thời điểm đó, hệ điều hành di động này đã có mặt trên 2 tỷ thiết bị và thực tế chính là chiếc điện thoại vận hành 9 trên 10 chiếc điện thoại được bán ra trên toàn thế giới. Với việc Google tiếp tục giới thiệu Android Q tại Google I/O 2019, Android không cho thấy dấu hiệu chững lại nào. Hãy thử xem hệ điều hành này đã biến đổi ra sao suốt những năm qua.

1.0 G1 (2008): Android 1.0 ra mắt trên chiếc HTC Dream (T-Mobile G1) và có thể chạy các ứng dụng thông qua Android Market với 35 ứng dụng ban đầu. Google Maps tên nền tảng này sử dụng tính năng GPS và Wi-Fi của điện thoại trong khi đó nó cũng được tích hợp trình duyệt Android.

1.5 Cupcake (2009): Là bản cập nhật lớn đầu tiên của Android, Cupcake thêm vào tính năng hiển thị widget cho màn hình chủ, bàn phím trên màn hình, quay video và tính năng sao chép và dán được áp dụng cho trình duyệt web.

1.6 Donut (2009): Android Donut mang khả năng tìm kiếm toàn diện lên smartphone, chính thức đưa vào hoạt động Android Market (tiền thân của Google Play Store) và khả năng hiển thị thông tin về sử dụng pin.

2.0 Eclair (2009): Người dùng các sản phẩm của Microsoft rất vui mừng khi Eclair hỗ trợ Exchange. Hệ điều hành Android mới cũng hỗ trợ nhiều tài khoản Google và cho phép người dùng tìm kiếm trong văn bản và tin nhắn SMS. Nó cũng có thêm khả năng hỗ trợ đa điểm chạm trong khi đó camera cải thiện với flash và zoom kĩ thuật số.

2.2 Froyo (2010): Froyo giới thiệu Flash Player 10.1, nối liền khoảng cách bằng cách cho phép điện thoại chạy video và phát âm thanh. Đèn flash trên camera lúc này cũng có thể hoạt động khi quay video, trong khi đó khả năng tương thích Bluetooth được cải thiện và bạn có thể dùng điện thoại như một điểm phát Wi-Fi.

2.3 Gingerbread (2011): Với Gingerbread, thế giới được biến đến khái niệm công nghệ giao tiếp tầm gần (NFC) cho phép điện thoại kết nối với các thiết bị ở gần. Hệ điều hành này cũng cho phép người dùng Android video sử dụng camera trước và có thêm một trình tải về.

3.0 Honeycomb (2011): Honeycomb là bản cập nhật Android đầu tiên chỉ dành cho máy tính bảng. Nó bao gồm chế độ hỗ trợ đồ hoạ 3D, hiển thị tab duyệt web song song và cho phép trò chuyện video với Google Talk.

4.0 Ice Cream Sandwich (2011): Ice Cream Sandwich là điểm kết nối giữa Android cho máy tính bảng và cho điện thoại. Nó bổ sung thêm tính năng nhận diện khuôn mặt và hiệu ứng video trực tiếp cho camera.

4.1 Jelly Bean (2012): Jelly Bean có hiệu năng nhanh và mượt mà hơn nhờ “Project Butter.” Nó cho phép người dùng tương tác nhiều hơn với thông báo mở rộng. Trên hệ điều hành này, trình duyệt Chrome cũng được để làm mặc định, người dùng có thể thay đổi kích thước widget và Google Now được cài sẵn.

4.4 KitKat (2013): Google hơpk tác với một thương hiệu thực phẩm thực tế để tại ra KitKat. về phần mềm, KitKat (2013) bổ sung thêm emoji cho Google Keyboard. Nó cũng có dung lượng thấp hơn để phù hợp với cả những dòng máy đời thấp và cho phép người dùng in ấn nhanh chóng thông qua Google Cloud Print.

5.0 Lollipop (2014): Google thay đổi phần nhìn của Android hoàn toàn trong Android 5.0 với triết lý phẳng mà hãng này gọi là Material Design. Hệ điều hành này có chế độ ưu tiên, hỗ trợ đa người dùng và màn hình ứng dụng gần đây được đổi tên thành Overview.

6.0 Marshmallow (2015): Hệ điều hành Andoid này giới thiệu chế độ Doze giúp tiết kiệm thời lượng pin. Nó cũng bổ sung thêm khả năng hỗ trợ cảm biến vân tay, USB Type-C và chế độ 4K cho ứng dụng.

7.0 Nougrat (2016): Với Nougrat, người dùng có thể dọn dẹp tất cả các ứng dụng trogn Overview chỉ bằng một cú chạm. Nó cũng cho phép người dùng chỉnh màu da của emoji và thiết lập nhanh chóng nhiều vấn đề thông qua tuỳ chọn Quick Settings. Nougrat cũng hỗ trợ kính thực tế mô phỏng Daydream của Google.

8.0 Orea (2017): Android 8.0 mang đến khả năng đa nhiệm tốt hơn cho người dùng Android cùng với đó là chế độ sao chép và dán được cải thiện, bảo mật tiên tiến hơn và chế độ quản lý pin tốt hơn.

9.0 Pie (2018): Android Pie tập trung vào những cải thiện sâu trong hệ thống giúp điện thoại Android chạy nhanh và tiết kiệm pin hơn. Nó cũng bao gồm công cụ AI có khả năng gợi ý ứng dụng và lối tắt mà người dùn muốn sử dụng.

Android 10 Q (2019): Android Q vẫn chưa được tung ra chính thức, dù vậy người dùng đang rất quan tâm đến chế độ ban đêm (Dark Mode), chế độ hiển thị thông báo bật lên (Bubbles) và khả năng thêm vào chỉ dẫn trên video trực tiếp đang chạy.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới