Công Nghệ

So găng máy bay riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Người đứng đầu cả hai quốc gia này đều có chuyên cơ riêng phục vụ mục đích đi lại.

Mặc dù đến Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều bằng tàu hoả, thế nhưng, có thể bạn cũng sẽ không quá bất ngờ khi biết Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng có máy bay riêng. Nhân dịp này, hãy cùng so sánh máy bay của Lãnh đạo Triều tTiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ nhé!

Air Force One

Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng một chiếc Boeing 747-200B được “chế biến” lại mang tên gọi Air Force One. Theo Boeing, Air Force One là chiếc máy bay tổng thống lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Khác với những chiếc máy bay thương mại thông thường, Air Force One có khả năng bay những chuyến bay hành trình dài, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tự phục vụ tại các sân bay vòng quanh thế giới. Chiếc máy bay mang tính biểu tượng này thực tế đã phục vụ năm đời Tổng thống Mỹ kể từ năm 1990 và được xem như “Nhà Trắng trên không”, theo CBS News.

Air Force One có độ dài thân máy bay 70,66 mét và được trang bị bốn động cơ General Electric CF6-80C2B1, cho phép máy bay di chuyển với vận tốc lên tới 965 km/h - gần bằng tốc độ âm thanh. Nếu như máy bay thương mại truyền thống có thể bay ở độ cao tối đa 9.100 m, Air Force One có thể đạt độ cao tối đa là 13.750 m. Trong trường hợp bạn chưa biết, chiếc máy bay của Tổng thống Mỹ có thể di chuyển 12.600 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp thì tiếp nhiên liệu trên không là một lựa chọn.

Được ví von với tên gọi “Nhà Trắng trên không”, Air Force One có diện tích mặt sàn bên trong lên tới 371 mét vuông và được chia thành ba phần khác nhau. Bắt đầu từ phía trước, chiếc máy bay chứa nhiều cơ sở vật chất dành cho Tổng thống và văn phòng làm việc riêng được trang bị các thiết bị viễn thông có khả năng kết nối không trung và mặt đất. Khu vực giữa được bố trí phòng hội thảo kiêm phòng ăn với khả năng phục vụ cùng lúc 100 phần ăn cùng với đó là khu vực nghỉ dành cho khách, cận vệ của Tổng thống, đại diện các cơ quan báo chí và tổ bay.

Phần cuối máy bay là khu vực làm việc của cơ quan tình báo, nhân sự bảo vệ cũng như có một khu vực dành cho báo chí. Air Force One có thể chịu được những vụ nổ hạt nhân trên mặt đất khi bay trên không trung. Trung tâm liên lạc của chiếc máy bay được đặt ở sàn trên với nhiều thiết bị điện tử có khả năng chống lại các nhiễu điện từ trong trường hợp có nổ hạt nhân.

Ngoài ra, chiếc Air Force One còn có hệ thống phòng vệ chống hoạt động vô tuyến đặt ở đỉnh máy bay để làm nhiễu sóng radar của đối phương, pháo sáng được giấu ở cánh máy bay và được thả ra khi cần thiết để đánh lạc hướng tên lửa của đối phương trong khi đó toàn bộ cửa sổ đều được gắn kính chống đạn, không phải ngẫu nhiên là Air Force One được so sánh với một pháo đài biết bay.

Chammae-1

Chiếc máy bay Lãnh đạo Triều Tiên đang sử dụng là một chiếc Ilyushin-62M được sản xuất bởi Xô-viết. Nó được ra mắt lần đầu tien vào năm 1963. Hiện tại, chiếc máy bay được vận hành bởi hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Kyoto.

BBC dẫn lời trang NK News rằng cái tên Chammae-1 của chiếc máy bay được lấy theo tên một loài diều hâu ở địa phương.

Dẫn nguồn trang tin Hàn Quốc Yonhap, Chammae-1 mang số hiệu PRK-615. Chiếc máy bay của Lãnh đạo Triều Tiên cũng được trang bị những cơ sở vật chất tiên tiến và mặc dù không rộng rãi như máy bay của ông Trump, không gian bên trong Chammae-1 vẫn có đủ diện tích để Lãnh đạo Triều Tiên có thể làm việc và tổ chức các cuộc họp.

Với chiều dài tổng 53,12 m cùng sải cánh 43,20 m, Chammae-1 dường như rất nhỏ bé khi so sánh với Boeing 747-200B. Nhiều người cũng tỏ ra lo lắng và đặt ra câu hỏi liệu rằng nó có thể bay nguyên chặng từ Bình Nhưỡng đến Singapore trong chuyến gặp gỡ sắp tới của ông Kim Jong-un và ông Donald Trump hay không.

Thực tế, Chammae-1 có bốn động cơ Soloviev D30KU mang đến tốc độ tối đa 900 km/h cùng phạm vi hoạt động tối đa 10.000 km. Thực tế, mặc dù không còn là một chiếc máy bay mới, Iil-62M được đánh giá có thừa khả năng bay từ Bình Nhưỡng đến Singapore.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất