Samsung Galaxy S10 và S10 Plus là những chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ cảm biến vân tay “siêu âm” do Qualcomm phát triển. Vẫn còn quá sớm để đánh giá thực tế về trải nghiệm mà công nghệ này mang lại. Tuy nhiên, hãy cùng tìm hiểu về cách vận hành và lợi ích của công nghệ hấp dẫn này.
Cảm biến vân tay “siêu âm” là gì?
Cảm biến vân tay 3D Sonic Sensor được phát triển bởi Qualcomm sử dụng sóng âm để “đọc” dấu vân tay của người dùng khi mở khoá điện thoại. Ở trường hợp của chiếc Samsung Galaxy S10 và S10+, cảm biến vân tay được tích hợp thẳng vào bên dưới màn hình. Khi người dùng đặt ngón tay vào vùng màn hình mục tiêu, thực tế bạn đang chạm vào phần kính được nằm phía trên cảm biến tay vì đặt tay trực tiếp vào cảm biến. Dù vậy, lúc này, da của bạn sẽ truyền đi một xung điện nhỏ có khả năng kích hoạt cảm biến và giúp nó hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Chính xác thì cảm biến “siêu âm” vận hành ra sao?
Khi một tín hiệu điện từ chạm đến cảm biến, nó sẽ phát ra sóng âm chuyển đến da của người dùng. Bề mặt da của chúng ta không phải một mặt phẳng - đặc biệt là trong trường hợp của vân tay khi nó được cấu thành từ nhiều “hoạ tiết” khác nhau. Sóng âm sau đó lại được chuyển về vi xử lý để lên sơ đồ dấu vân tay của bạn dựa trên theo đó.
Hiểu một cách đơn giản, nếu một vùng lồi lên trên dấu vân tay của bạn được đánh số là 1 và các vùng lõm xuốn được đánh dấu là 0. Cảm biến siêu âm có nhiệm vụ giúp điện thoại vẽ lên một hình ảnh 3D chi tiết về dấu vân tay của bạn. Điều thú vụ là sóng âm cũng đọc được thông tin về máu lưu thông, vì thế việc dùng tay giả hoặc nhân tạo để mở khoá là không thể.
Cảm biến vân tay “siêu âm” khác cảm biến vân tay quang học ra sao?
Cảm biến vân tay quang học - ví dụ như đượ ccung cấp bởi Synaptics trên điện thoại Vivo - phát ánh sáng đến ngón tay của người dùng và sau đó chuyển lại về cảm biến để dựng lên một hình ảnh 2D về dấu vân tay của bạn. Nói về công nghệ này, các chuyên gia bày tỏ quan ngại rằng nó sẽ dễ dàng bị đánh lừa hơn so với cảm biến vân tay “siêu âm.”
Vậy nó khác cảm biến vân tay truyền thống như thế nào?
Với cảm biến vân tay truyền thống, hình ảnh dấu vân tay của người dùng đượ chụp lại bởi một cảm biến vân tay điện dung. Các tụ điện theo đó thông qua cảm biến để phát hiện ra vị trí đặt ngón tay của người dùng, “hình dung” ra nó bằng cách tính toán các xung điện để so sánh với dữ liệu trước đó.
Lợi ich của cảm biến “siêu âm” so với FaceID hay các phương pháp mở khoá khác là gì?
Tính năng FaceID của Apple sử dụng một bản đồ chiều sâu với 30.000 điểm hồng ngoại để tìm ra và phác thảo những điểm đặc trưng trên khuôn mặt người dùng. Samsung cũng từng dùng công nghệ để quét mống mắt người dùng, tuy nhiên tính năng này không còn xuất hiện trên những chiếc điện thoại mới. Samsung Galaxy S10 theo đó dùng một tính năng thứ ba về cơ bản chỉ đơn thuần là chụp hình khuôn mặt người dùng. FaceID và cảm biến mống mắt được chứng minh là đủ bảo mật cho hoạt động thanh toán trên di động, tuy nhiên phương pháp nhận diện khuôn mặt có sẵn trong Android nói trên thì không. Nó tiện dụng nhưng không phải là một biện pháp bảo vệ mạnh mẽ.
Nhiều trang công nghệ dự đoán có lẽ Samsung đã gặp phải khó khăn trong việc phát triển tính năng tương tự FaceID cho Galaxy S10 tuy nhiên không kịp cho màn ra mắt. Cũng có thể Samsung đang để dành tính năng tương tự này cho chiếc Note10 nhiều khả năng ra mắt vào tháng 8 tới. Dẫu sao đi nữa, CNET vẫn nhận định cảm biến vân tay tích hợp trong màn hình nhiều khả năng sẽ còn gắn bó với Galaxy S trong vài phiên bản máy nữa nếu như đúng là nó nhanh, tiện dụng và bảo mật như những gì Qualcomm chia sẻ.